Lên đỉnh Lùng Cúng ngắm mặt trời
Clip: Sư tử dùng sở đoản để săn giết trâu rừng / Chuyện phòng the "kì dị" ít ai biết về Hoàng hậu xấu xí và hoang dâm nhất lịch sử Trung Hoa
Có dịp ra Hà Nội công tác, tôi đề nghị người bạn chuyên leo núi tìm một cung nào thích hợp để đi leo (giới thể thao gọi là trekking) vì tiết trời mùa thu dễ chịu. Chúng tôi chọn leo ngọn Lùng Cúng ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ngọn Lùng Cúng cao 2.913m so với mặt nước biển, nằm trong top 10 về độ cao ở các tỉnh phía Bắc, và top 6 về độ khó.
Những chiếc xe ôm chở khách từ ngoài đường vào chân núi của người bản địa.
Bắt đầu hành trình chinh phục, mọi người ngồi xe ôm từ đường lớn xã Tú Lệ, xuyên qua xã Nậm Có đến chân núi. Mất hơn 30 phút mới tới được điểm bắt đầu trekking sau hành trình xe ôm chạy trên đường toàn đá hoặc bùn ướt. Nếu không bám chắc người chở, người ngồi sau có thể bị văng khỏi xe khi đi vào những quãng dốc nhiều đá cuội…
Từng nhóm nhỏ 10-20 người đi cùng hướng dẫn và người vác đồ lần lượt lên đường. Hành trình thông thường được tính khi bắt đầu di chuyển từ 9 giờ sáng đến 12 giờ sẽ đến thác nghỉ ăn trưa. Sau đó tiếp tục di chuyển lên lán nghỉ vào khoảng 3 giờ chiều. Đây là quãng thời gian đủ để người leo núi chuyên nghiệp lên đỉnh núi ngắm hoàng hôn ngày thứ nhất, và lại lên đỉnh núi vào sáng sớm hôm sau ngắm bình minh.
Còn dân không chuyên thường nghỉ ngơi lấy sức để sáng hôm sau xuất phát lên đỉnh núi từ 3 - 4 giờ sáng, kịp đón những tia nắng đầu tiên.
Những cung đường khó đi lên núi.
Các ngọn núi dành cho trekking đều có nhiều hướng đi lên đi xuống. Tùy thời gian và mục đích cũng như sức bền của người tham gia, có những người chọn đi những cung dễ và ngắn nhất. Để có những trải nghiệm khác nhau, trekking thường chọn đường lên và xuống khác nhau.
Lên đỉnh Lùng Cúng có 3 hướng, có thể đi từ các bản Thào Chua Chải, bản Lùng Cúng và bản Tu San. Vì không có nhiều thời gian, nên phần lớn chọn cung ngắn nhất để có thể kết thúc chuyến đi đón xe về Hà Nội vào lúc 3 giờ chiều hôm sau.
Hải Long, một bạn trẻ 27 tuổi, làm lập trình tại một công ty công nghệ ở Hà Nội chia sẻ bạn quyết định đi leo núi vì thấy nhiều tấm hình các bạn trẻ leo lên các đỉnh núi cao trên mạng xã hội. “Đây là lần đầu leo núi, chưa quen, hơi mệt nhưng rất thích” - Long cười, chỉ vào nhóm bạn trẻ đang ngồi nghỉ, đang so sánh các độ cao và khó của một số núi với Lùng Cúng.
Họ đều ít tuổi hơn Long nhưng đã chinh phục vài ngọn núi. “Vài người sẽ về ngay kịp thứ Hai đi làm. Mấy bạn khác đón xe đi Lào Cai leo đỉnh Tà Xùa, Lảo Thẩn với Pu Ta Leng. Các bạn ấy nghỉ phép nên leo thêm vài ngọn nữa vì thời tiết rất đẹp”, Long giải thích.
Khoảnh khắc tuyệt đẹp mặt trời ló dạng trên đỉnh núi phủ đầymây trắng.
Đỉnh núi Lùng Cúng rộng gần bằng sân bóng đá, là một lợi thế cho giới leo núi có không gian ngắm thiên nhiên hùng vĩ và trải nghiệm thời tiết thay đổi liên tục lúc bình minh hay hoàng hôn. Thời tiết khá lạnh nên hầu hết đều mặc áo ấm, đeo bao tay và bịt kín mặt mũi.
Một số mặc áo mưa để giữ ấm, nhưng vẫn phải đứng nép vào nhau nhờ hơi ấm từ người cho bớt lạnh, kiên nhẫn chờ những khoảnh khắc thay đổi liên tục của thời tiết và cảnh vật trên đỉnh núi, mà “nhân vật” chính chỉ là mặt trời, mây núi, và gió.
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913m,khá rộng và bằng phẳng.
Hồng Giang, một bạn trẻ từ Sài Gòn kể cô cùng các bạn thân bắt đầu leo núi cách đây hai năm, khi dịch Covid vừa xảy ra khiến các điểm du lịch đại trà đều đóng cửa, chỉ còn các tour dã ngoại ít người. Nhóm của Giang đã leo núi ở Tây Nguyên và miền Trung. Đây là lần đầu cả nhóm leo núi ở miền Bắc.
“Bọn em sẽ check-in hết các núi ở Việt Nam, mục tiêu là mỗi năm 2-3 ngọn. Đến 30 tuổi chắc check-in hầu hết các núi dành cho trekking ở Việt Nam”, Giang vừa nói vừa giơ máy chụp “hậu trường” của mấy cô bạn đang giành lượt tạo dáng chụp tấm hình “cực phẩm” trên đỉnh Lùng Cúng cùng mặt trời mọc.
Khách leo núi chụp hình với mặt trời lúc bình minh trên đỉnh Lùng Cúng.
Cung cấp mọi dịch vụ, từ người dẫn đường, người gùi đồ, người chuẩn bị cơm nước, chỗ ngủ hay những người chạy xe ôm cho những nhóm leo núi Lùng Cúng đều là người Mông ở tại đây. Đáng chú ý, những người phụ nữ Mông từ trẻ đến trung niên cùng nhóm nam giới còn trẻ vác đồ cho đoàn. Họ đội khăn và mặc váy màu sắc sặc sỡ.
Trên vai các phụ nữ này là những chiếc gùi đan bằng tre hoặc bằng nhựa, chứa đồ ăn dành cho đoàn trong hai ngày hoặc đồ dùng cá nhân khách thuê đeo. Chân họ đi dép lê nhưng leo núi thoăn thoắt. Một nhóm có nhiệm vụ vác đồ ăn, họ đi một mạch lên lán và trở về ngay trong ngày. Còn vài phụ nữ nhận làm người vác đồ riêng thì sẽ lên và xuống núi cùng khách.
Linh Hoa, cô gái người Mông xinh xắn 22 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, phụ trách vác đồ riêng cho nhóm 3 người chúng tôi, cho hay cô được trả 800 ngàn đồng/ 2 ngày. Nhưng cô không thường xuyên đi như vậy vì phải lo việc nhà và nương rẫy. Chồng cô là hướng dẫn chính, đi mỗi cuối tuần nếu có khách.
Phụ nữ Mông tại Nậm Có chờ vác đồ lên núi cho khách.
Hoa kể dạo này ngày càng nhiều người leo núi nên bà con có thêm thu nhập. Còn nghề chính của mọi người là trồng lúa, chăn bò và trồng thảo quả. Cậu em của Hoa đang trên đường chạy xe lên Sapa chơi với mấy người bạn nhưng nghe anh rể gọi về chở khách, thế là cả đám quay lại, đón đưa khách vào chân núi với thù lao 200 ngàn đồng/người. Trả lại đồ cho chúng tôi ở chân núi lúc 3 giờ chiều, Hoa vội vã chia tay, giải thích: “Em phải đi cắt lúa cho gia đình anh rể ngay, trời sắp tối rồi”.
Hành trình chúng tôi còn có vài cậu bé chừng 7-8 tuổi, theo cha mẹ phục vụ đoàn, cõng theo mớ nước ngọt và nước tăng lực, bán cho khách suốt hành trình leo lên. Một gùi nước với mấy chai điện giải, hoặc lon bò húc, nếu bán hết, các em cũng kiếm được khoảng 200 ngàn đồng tiền lời.
Thác Hấu Chua La, một điểm nhấn trong hành trình lên đỉnh Lùng Cúng.
Lùng Cúng mùa thu tiết trời mát mẻ, đồng lúa dưới chân núi lác đác vào mùa gặt. Hành trình xuyên qua rừng lên đỉnh núi thú vị hơn nhờ nhiều câu chuyện riêng về vùng bản làng của người Mông sinh sống từ bao lâu nay, về những gì đã mai một hay còn sót lại trong cộng đồng người Mông ở Nậm Có. Họ vẫn ở nhà gỗ, hoặc nhà sàn, dù họ phóng xe máy như những tay đua chuyên nghiệp.
Họ kiếm sống trên những vườn thảo quả trồng ngay vùng đồi thấp hoặc kiếm măng rừng ở những khu đồi cao hơn, mà khách leo núi chúng tôi cũng được thưởng thức trong bữa tối. Hàng trăm, hay ngàn loài cây hiện diện trong cánh rừng điển hình của vùng nhiệt đới, như những cây dẻ, mâm xôi, dương xỉ…
Từ đỉnh Lùng Cúng nhìn ra quần thể các ngọn núi xung quanh tại Yên Bái.
Chúng tôi tận hưởng những luồng không khí trong lành suốt hành trình leo núi, nhưng ánh mắt còn pha chút nuối tiếc khi nhìn vào những triền đồi và núi ngay kế bên đang bị cho nổ mìn, phá đá trong tiến trình xây dựng đập thủy điện tại địa phương.
Với công việc chủ yếu dán mắt vào màn hình máy tính và điện thoại từ sáng tới tối và đầu óc luôn căng thẳng mỗi ngày, tôi coi leo núi là một bài kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như cơ hội để đầu óc thư giãn hoàn toàn, thả mình vào thiên nhiên tìm năng lượng tái tạo cho bản thân. Và hơn thế, tôi muốn được đến những nơi đẹp đẽ trước khi chúng bị phá nát bởi những kế hoạch phát triển đại trà, quy hoạch thiếu tầm nhìn và đi ngược quy luật của tự nhiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?