Khám phá

Lịch sử hình thành vũ khí trên thế giới

Với mục đích ban đầu để săn bắn, chiến đấu chống lại các loài thú nguy hiểm, vũ khí đã được phát triển và cải tiến xuyên suốt lịch sử. Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự tiến bộ vượt bậc của vũ khí.

Khám phá những loại vũ khí cổ đại kỳ dị nhất lịch sử thế giới / Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!

Thời kỳ sơ khai

Từ xa xưa, vũ khí đã trở thành công cụ để bảo vệ con người khỏi sự rình rập, tấn công của các loài động vật và của đồng loại. Những bức tranh hang động đã ghi lại cảnh đàn ông thời kỳ đồ đá chiến đấu bằng vũ khí thô sơ như gậy, rìu, giáo…

Phát triển từ một chiếc gậy gỗ đốn từ những thân cây vững chắc nhất trong rừng già, nhiều bộ lạc ở khắp châu Phi, Thái Bình Dương đã chuyển sang đúc rìu từ gỗ và đá. Tại Australia, người nguyên thuỷ chế tạo boomerang lớn từ gỗ để chống lại kẻ thù. Tuy nhiên, nhược điểm của vũ khí này là dễ thất lạc, độ sát thương không cao.

Người Sumer, sống tại Iraq, là những người đầu tiên sử dụng vũ khí bằng đồng. Trong các cuộc chiến, quân lính Sumer sử dụng cung tên, chiến đấu bằng giáo, rìu và dùi cui. Những người lính Sumer đã sáng tạo ra áo khoác da nạm đồng và đội mũ đúc bằng đồng, mang khiên hình chữ nhật để bảo vệ bản thân khi ra trận.

Từ năm 850 đến năm 800 trước Công nguyên, người Assyria, sống tại khu vực ngày nay là Iraq, đã tạo ra đế chế vĩ đại ở Trung Đông. Binh lính Assyria cải tiến trục phá thành thành cỗ máy phá thành lưu động, sử dụng kỹ thuật mới rèn sắt thành loại thép thích hợp cho vũ khí.

Đặc biệt, binh lính đã kết hợp chiến xa, kỵ binh và bộ binh trong quân đoàn. Mỗi cỗ xe chở một đoàn chiến đấu gồm 3 người, một lái xe, một cung thủ và một người mang khiên. Kỵ binh chiến đấu bằng cung tên. Bộ binh sử dụng cung, giáo, kiếm và cáp treo. Người Assyria còn trang bị cho binh lính những đôi ủng chắc chắn cho những cuộc hành quân dài ngày.

Đến những năm 400 trước Công nguyên, người Sparta, Hy Lạp, biết điều chế khối lưu huỳnh chống lại kẻ địch. Hơn 100 năm sau, người Macedonia chế tạo ra máy bắn đá, được coi là công cụ vô cùng hữu ích để tấn công nhằm vào các thành trì kiên cố nhất. Máy bắn đá vận hành theo cơ chế lực đẩy, hỗ trợ quân lính tung những hòn đá to, cứng vào thành luỹ quân thù.

Khép lại kỳ trước Công nguyên, vào năm 250, người Trung Quốc đã phát minh ra chiếc nỏ. Việc phát minh ra nỏ đã tạo ra cuộc cách mạng trong chiến tranh và công nghệ này đã lan rộng từ châu Á qua Trung Đông và sang châu Âu thời kỳ Trung Cổ.

Nhờ sử dụng nỏ, cung thủ không tốn nhiều sức mạnh hoặc kỹ thuật để bắn mũi tên. Hơn nữa, nỏ có kích thước nhỏ gọn, mỗi lần có thể bắn ra 10 - 15 mũi tên nên vừa tiết kiệm sức lực vừa cho kết quả chiến đấu cao khi so sánh với cung tên.

Nhiều phát minh ra đời

Lịch sử hình thành vũ khí trên thế giới ảnh 1
Tranh mô tả cung tên dài do quân đội Anh sáng chế.

Sang đến Kỷ Công nguyên, con người đã biết xây dựng đội hình chiến đấu làm sao để tiết kiếm sức lực và tạo nên sức công phá lớn trên chiến trường. Dẫn đầu cho những tiến bộ này là người Saxon.

Chiến thuật thông thường của người Saxon là tạo thành “bức tường chắn” bằng cách sắp xếp binh lính đứng cạnh nhau, xoè những tấm khiên ra xếp thành hàng. Bức tường chắn chiến thuật rất hiệu quả. Đặc biệt, binh lính thuộc tầng lớp thượng lưu Saxon còn được trang bị thêm dây xích.

Tiếp nối tộc người Saxon, người Viking đã gieo rắc nỗi khiếp sợ khắp châu Âu. Họ cũng chiến đấu bằng giáo, rìu và kiếm; sử dụng chiến thuật “bức tường chắn”. Ngoài ra, họ đào mương, dựng bờ đất với hàng rào bằng gỗ ở phía trên để bảo vệ các thành luỹ bên trong.

Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 14, chiến tranh đã được thay đổi bởi vũ khí là cung tên dài, do nước Anh phát minh vào năm 1298. Trên thực tế, cung tên dài không phải vũ khí mới mà đã được sử dụng từ trước Công nguyên. Tuy nhiên, người Anh đã sử dụng nó theo cách hoàn toàn mới.

Vào đầu thời Trung Cổ, cung thủ sẽ tấn công “làm mềm” kẻ thù trước khi bộ binh lao vào chiến đấu. Tuy nhiên, người Anh sử dụng chiến thuật mới là để kỵ binh xuống ngựa bảo vệ cung thủ và cho phép kẻ thù xông lên tấn công. Như vậy, kỵ binh của đối phương đã bị các cung thủ tiêu diệt nhanh chóng.

 

Cung tên dài đã giúp quân đội Anh giành chiến thắng quyết định trên những chiến trường vang danh lịch sử như Crecy (1346), Poitiers (1356) và Agincourt (1415). Một cung thể có thể bắn mũi tên cách 5 - 6 giây, xa hơn 200m. Nhược điểm của vũ khí này là quân sĩ phải mất nhiều năm để học sử dụng đúng cách.

Cũng trong thời gian này, Đế quốc Mông Cổ đã sử dụng súng thần công trong trận Ain Jalut với Vương quốc Hồi giáo Mamluk. Súng thần công được chế tạo vào thời nhà Tống ở Trung Quốc. Ban đấu nó là phép dùng thuốc súng nhưng được cải tiến thành súng cỡ nhỏ cầm tay. Nó có thể thực hiện mục tiêu kép là chống bộ binh và vây hãm thành.

Không lâu sau khi súng thần công ra đời, người châu Âu đã biến nó thành súng cầm tay. Ban đầu, những cây súng được kích hoạt nhờ diêm đốt. Người lính sẽ dùng diêm đốt cháy dây tiêu dẫn đến bộ phận đựng thuốc súng. Mỗi người lính thường mang theo 2 - 3 khẩu súng và kiếm để sẵn sàng chiến đấu trong mọi hoàn cảnh. Dần dần, cung tên dài của Anh không còn được sử dụng.

Để trang bị thêm cho súng, năm 1688, Sebastian de Vauban, kỹ sư quân sự người Pháp đã sáng chế ra lưỡi lê, gần giống cây thương nhưng nhỏ hơn, lắp vào các khẩu súng. Với vũ khí này, người lính có thể đâm kẻ thù bất cứ lúc nào.

Đến năm 1846, Houiller, một thợ súng tại Paris đã sáng chế ra viên đạn bằng kim loại, mở ra cuộc cách mạng mới cho vũ khí. Sau đó, hàng loạt súng được sáng chế như súng trường, súng máy, ngư lôi… với khả năng huỷ diệt và tốc độ nã đạn kinh ngạc.

 

Vào đầu thế kỷ 19, William Congreve, người Anh đã sáng chế ra tên lửaCongreve, được sử dụng tại chiến trường Copenhagen vào năm 1807. Tuy nhiên, tên lửa thiếu tầm bắn và độ chính xác nên sau Chiến tranh Napoléon, nó không còn được ưa chuộng.

Trong thời kỳ này, vũ khí sinh học cũng được đem vào sử dụng. Cụ thể, lợi dụng đại dịch Dịch hạch, Đế quốc Mông Cổ đã sử dụng máy bắn đá, ném thi thể những người mang virus dịch hạch vào thành luỹ kẻ thủ để gieo rắc mầm bệnh.

Chế tạo vũ khí “nhảy vọt”

Lịch sử hình thành vũ khí trên thế giới ảnh 2
Xe tăng được quân đội Đức sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất diễn ra vào năm 1914, bộ binh không thể tiến lên phía trước do vũ khí bấy giờ rất mạnh. Kết quả, năm 1915, quân đội Đức đã nghĩ ra sử dụng khí đốt, vũ khí hoá học, ở mặt trận phía Tây. Quân đội sử dụng khí clo, mặt nạ phòng độc. Song song, họ sử dụng mìn để phá huỷ chiến hào của đối phương.

Vũ khí hoá học được sử dụng tương đối phổ biến vào đầu Chiến tranh Thế giới thế Nhất. Đến năm 1907, Công ước Hague được hình thành, nghiêm cấm các nước tham chiến sử dụng vũ khí hoá học. Nhưng Mỹ không tham gia.

 

Trong khi đó, năm 1913, quân đội Anh cho ra mắt Vickers E.F 8.1, máy bay quân sự đầu tiên trên thế giới. 2 năm sau, Anh tiếp tục nghiên cứu và phát triển xe tăng. Máy bay được sử dụng để quan sát đối phương, sau đó là dùng để ném bom vào các thành phố, phá huỷ thành tựu công nghiệp của kẻ thù.

Lịch sử hình thành vũ khí trên thế giới ảnh 3

Bom Sa hoàng, một loại bom hạt nhân có sức công phá lớn.

Sang Chiến tranh Thế giới thứ Hai, lịch sử vũ khí đã có bước phát triển nhảy vọt khi con người tìm ra năng lượng hạt nhân. Nghiên cứu vũ khí năng lượng phát triển nhanh chóng và nguy hiểm đến mức năm 1939, nhà vật lýAlbert Einstein đã viết thư gửi Tổng thống MỹRooosevelt để cảnh báovề mối nguy hiểm của bom hạt nhân.

Ngày 16/7/1945, Mỹ thử thành công bom nguyên tử lần đầu tiên tại Trinity, thuộc căn cứ không quânAlamagordo. Ngày 6/8/1945, Mỹ thả một quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản.

Chỉ 2 ngày sau đó, một quả bom nguyên tử khác phát nổ tại thành phố Nagasaki. Mỗi vụ nổ đã giết hại hàng trăm nghìn người, chứng minh sức công phá vô cùng lớn và tồi tệ của loại vũ khí này.

Chưa dừng lại ở đó, năm 1951, Mỹ thử thành công quả bom nhiệt hạch đầu tiên ở đảo Marshall. Còn gọi là bom khinh khí, bom nhiệt hạch là vũ khí hạt nhân thế hệ thứ 2, tạo ra sức công phá lớn gấp hàng nghìn lần so với loại vũ khí hạt nhân từng sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

 

Khi loại vũ khí này được kích hoạt, bức xạ nhiệt từ vụ nổ hạt nhân sẽ làm nóng và tạo sức nén cho phần đầu đạn mang các nguyên liệu như deuterium, tritium dẫn tới phản ứng nhiệt hạch.

Đến năm 1957, Liên Xô tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Thời điểm này, các quốc gia trên thế giới chạy đua vũ trang, tập trung vào nghiên cứu sử dụng năng lượng hạt nhân. Phải đến năm 1963, Mỹ, Liên Xô, Anh ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân mới có thể ngăn chặn các cuộc thử vũ khí hạt nhân trên không, trên mặt đất và dưới nước.

Sang đến thế kỷ 21, thế kỷ của công nghệ và kỹ thuật số, vũ khí được thiết kế đáp ứng yêu cầu giảm thiệt hại về người nhưng vẫn có khả năng tấn công cao. Đó là lúc những khái niệm mới về vũ khí như vũ khí không người lái, vũ khí người máy ra đời.

Các quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, Anh đã sáng chế ra thiết bị không người lái như máy bay, tàu ngầm…; xây dựng tàu sân bay; sáng chế laser năng lượng cao, đạn bắn tỉa, vỏ giáp tàng hình, hệ thống vệ tinh theo dõi hồng ngoại…

Những vũ khí công nghệ cao góp phần làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh trong tương lai. Ở đó, con người nắm quyền tự chủ, điều khiển thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông qua học máy. Tuy nhiên, vũ khí công nghệ cao đồng thời đặt ra câu hỏi về đạo đức và khả năng kiểm soát của con người.

 

Hiện nay, con người có thể làm chủ và điều khiển robot, học máy nhưng liệu một ngày nào đó, công nghệ này có thể vượt quá khả năng kiểm soát của con người hay không là điều thế giới quan tâm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm