Lịch sử thăng trầm gần 1.000 năm của xác ướp Ai Cập
10 sự thật bất ngờ về Ai Cập cổ đại / Mộ cổ 4.300 năm của người "giữ bí mật hoàng gia" ở Ai Cập cổ đại, chuyên gia: Xa hoa!
Nền văn minh của người Ai Cập cổ đại luôn là một trong những đề tài hấp dẫn đối với những nhà khoa học. Trong đó, công nghệ ướp xác Ai Cập luôn được đặc biệt quan tâm bởi những điều bí ẩn ẩn chứa trong đó.
Người Ai Cập tin rằng một phần tinh thần của con người sẽ được gắn liền vĩnh viễn với cơ thể. Do đó con người cần phải được bảo vệ cơ thể để cho linh hồn được trường tồn ở thế giới bên kia. Người Ai Cập coi việc ướp xác là linh thiêng và bí mật nên họ không ghi chép lại quá trình thực hiện của mình, nếu có thường là ghi chép từ những người quan sát bên ngoài.
Nếu như đối với các nhà khoa học ngày nay, xác ướp Ai Cập là một bảo vật quý giá. Thế nhưng, từ thế kỷ 12 đến tận thế kỷ 19, xác ướp Ai Cập lại không có được cách đối xử đáng với giá trị của nó.
Lịch sử thăng trầm của xác ướp Ai Cập
Vào khoảng thế kỷ 15, một lượng lớn xác ướp đã được vận chuyển từ Ai Cập và nhiều nơi trên thế giới đến Châu Âu. Vào thời điểm đó, người dân ở Châu Âu tin rằng xác ướp và linh hồn của người chết đều là bất tử. Trong các xác ướp có chứa một lượng lớn linh khí.
Vì thế, nhiều thầy thuốc quảng bá rằng, thuốc làm từ xác ướp có thể chữa được bách bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo. Xác ướp càng nhiều năm tuổi thì tác dụng càng nhiều và tốt. Các xác ướp sau khi được chuyển về Châu Âu sẽ được nghiền thành bột. Bột làm từ xác ướp còn được bày bán trong các cửa hàng dược phẩm. Họ đặt tên cho loại thuốc đó là Mumia.
Thế kỷ 15, các xác ướp Ai Cập lại bị chuyển tới Châu Âu để nghiền thành bột làm thuốc. (Ảnh: Baidu)
Các nhà khoa học hiện đại đã phân tích và kết luận rằng thực chất trên xác ướp có rất nhiều chất bitum hay còn gọi là nhựa đường. Trên thực tế, nhựa đường không phải là thuốc, nó là một chất độc. Nếu sử dụng nhựa đường để ăn thì con người có thể mất mạng vì ngộ độc. Thế nhưng, người Châu Âu thời Trung cổ lại cho rằng nhựa đường là "thần dược". Hơn nữa, lượng nhựa đường lấy được từ các xác ướp Ai Cập không có nhiều nên họ càng tin rằng giả thuyết đó là đúng. Chính vì thế, họ đã chọn cách nghiền các xác ướp thành bột để uống hoặc ăn.
Thời đó, các bác sĩ thường sử dụng xương và đầu lâu xác ướp để chữa trị bệnh đau đầu, cảm lạnh, lao, động kinh, đột quỵ và dịch hạch, thậm chí là cải tử hoàn sinh. Có rất nhiều cách dùng bột xác ướp khác nhau nhưng phổ biến nhất là dùng với đồ ngọt. Người Châu Âu Trung cổ thường pha bột xác ướp với cacao nóng hoặc mật ong để uống. Họ cho rằng pha với mật ong có thể chữa được bệnh động kinh và lao. Vua Charles II của Anh còn sử dụng mật hoa trộn bột xác ướp và ngâm nó trong một cái hộp sọ.
Nhu cầu sử dụng của người dân lớn tới nỗi việc buôn bán xác ướp đã trở thành một nghề "hot". Các tay buôn dễ dàng làm giàu nhanh chóng từ công việc này. Việc này cũng khiến cho một lượng lớn xác ướp bị đánh cắp khỏi Ai Cập.
Nhu cầu sử dụng thuốc làm từ xác ướp Ai Cập tăng mạnh khiến cho một lượng lớn xác ướp bị đánh cắp. (Ảnh: Baidu)
Cung không đủ đáp ứng cầu, một số kẻ đã nghĩ ra cách tạo ra các xác ướp giả. Họ đã lấy cắp xác của những người nông dân, người vô gia cư về để làm xác ướp giả. Nhiều kẻ còn táng tận lương tâm hơn tới nỗi đào trộm mộ, giết người để bán xác lấy tiền. Sau khi chứng kiến những cảnh này, bác sĩ hoàng gia Guy de la Fontaine đã nhận ra rằng bột xác ướp chẳng có công dụng "thần thánh" và mọi người đã bị lừa. Tuy nhiên việc bào chế xác ướp thành thuốc chữa bệnh vẫn diễn ra cho tới tận thế kỷ 18. Mãi sau đó, nó mới dần biến mất khỏi cuộc sống và bị lãng quên.
Vào những năm 1800, Napoleon đã thực hiện một cuộc viễn chinh đến Ai Cập. Kể từ đó, người Châu Âu đã biết đến nền văn hóa Ai Cập nhưng họ lại không hề đánh giá cao những tinh hoa của Ai Cập. Sau khi trào lưu sử dụng bột xác ướp lụi dần, người Châu Âu Trung Cổ bắt đầu sử dụng các xấc ướp để làm chủ đề cho các bữa tiệc cũng như buổi diễn nơi công cộng. Họ gọi đó là "bữa tiệc xác ướp" với chủ đề chính là khám phá các xác ướp dưới danh nghĩa của giải trí và khoa học.
Bữa tiệc này diễn ra theo cách thức là các xác ướp sẽ bị bóc dần từng lớp vải quấn ra. Cảm giác khi được nhìn thấy xương và thịt khô của các xác ướp là thứ mà người dân muốn được 1 lần chiêm ngưỡng. Vì thế, mỗi buổi "tiệc xác ướp" diễn ra đều chật kín người tới tham dự. Các xác ướp được người chủ trì bữa tiệc mua từ những quầy hàng rong trên đường, từ các cuộc đấu giá hoặc những tay buôn bán.
Hình ảnh các xác ướp được bày bán công khai trên đường. (Ảnh: Baidu)
Theo dữ liệu từ các ghi chép, Thomas Pettigrew, một bác sĩ phẫu thuật đã tổ chức một bữa "tiệc xác ướp" và thu hút khoảng 3.000 người tới tham dự. Danh tiếng của buổi tiệc này vang xa đến mức công tước Hamilton đã đề nghị Pettigrew ướp xác của mình sau khi ông qua đời. Công tước Hamilton yêu cầu thi thể của mình phải được ướp theo kỹ thuật của người Ai Cập cổ đại và đặt trong một quan tài ông đã mua từ 30 năm trước tại Ai Cập. Quan tài của công tước được chôn trong khu lăng mộ Hamilyon do ông xây dựng tại điền trang của mình ở Scotland.
Rồi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, xác ướp Ai Cập không còn được dùng trong các bữa tiệc nữa. Thay vào đó, tại Anh và Đức, người ta nghiền nát xác ướp của người và cả động vật để làm phân bón cây. Thậm chí, nhiều xác ướp còn bị đốt lên để làm nhiên liệu chạy đầu máy xe lửa.
Không chỉ được sử dụng như thuốc chữa bệnh, các xác ướp Ai Cập còn được dùng như một loại bột màu để vẽ tranh. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, bột tán mịn từ xác ướp được hòa với một loại dung môi đặc biệt để tạo thành loại màu vẽ rất phổ biến thời đó. Sau khi được hòa trộn, bột xác ướp đã tạo thành bột màu nâu. Nó được gọi là màu nâu xác ướp hay còn gọi là nâu Ai Cập.
Các xác ướp còn bị nghiền thành bột và trộn với dung môi để tạo thành màu vẽ. (Ảnh: Baidu)
Cuốn "Lịch sử xác ướp Ai Cập" của Thomas Pettigrew đã đề cập tới bi kịch hàng loạt ngôi mộ bị khai quật, xác ướp bị xé vụn và bán với giá rẻ mạt chỉ với 1/10 USD cũng chỉ để nghiền bột.
Vào khoảng những năm 1700, màu nâu Ai Cập đã bắt được được bán rộng rãi. A La Momie là đơn vị độc quyền bán loại bột màu vẽ làm từ xác ướp này cho toàn bộ giới nghệ sĩ ở Châu Âu. Nhờ khả năng giữ màu tốt, không bị lẫn tạp chất nên màu nâu xác ướp đã tạo nên một xu hướng sáng tác mới cho giới hội họa thời bấy giờ.
Nếu như trước đây, màu nâu không được ưa chuộng thì sau khi màu nâu Ai Cập ra đời, chúng đã được rất nhiều họa sĩ sử dụng. Các bậc thầy hội họa như Rembrandt Harmenszoon và Tiziano Vecelli đều thường xuyên sử dụng bột màu xác ướp. Nhiều tác phẩm nổi tiếng như "Bên trong căn bếp", "Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân văn" đều có sử dụng màu nâu xác ướp.
Tác phẩm "Bên trong căn bếp"
Bột màu nâu xác ướp nổi tiếng tới nỗi danh họa người Pháp Maritn Drolling đã trộn bột này với tro của hoàng đế Pháp để vẽ. Họa sĩ người Anh Sir William Beechey đã tích trữ hàng cân bột màu nâu xác ướp trong nhà để đề phòng hàng bị bán hết. Sau nhiều năm, nhiều màu sắc đã bị cấm sử dụng, trong đó có cả màu nâu xác ướp.
Xác ướp dần được "giải cứu"Nhiều nghệ sĩ bắt đầu nhận ra rằng họ cần tôn trọng các xác ướp hơn nên đã bắt đầu bỏ sử dụng màu nâu xác ướp. Dù đã không còn được sử dụng, dấu ấn của bột màu xác ướp đã giúp cho thế hệ sau này có cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh đậm chất nghệ thuật hiện đang được bảo quản ở bảo tàng.
Ở thế kỷ 19, các xác ướp bắt đầu được đánh giá cao hơn. Người dân cho rằng họ sẽ không nhận được sự kính trọng nếu như không sở hữu một xác ướp Ai Cập cho riêng mình. Nhiều nhà sưu tập tư nhân ở Châu Âu và Mỹ đã mua xác ướp như một món quà lưu niệm. Những người không đủ chi phí thì chuyển sang mua bán những bộ hài cốt đã bị hư hại.
Vì nhu cầu này quá lớn, nguồn cung các xác ướp Ai Cập đã không đủ. Người ta bắt đầu trộm xác của tội phạm bị hành quyết, bệnh nhân, người già… rồi chôn thi thể trong cát hoặc nhựa đường và phơi dưới nắng để tạo thành các xác ướp giả.
Xác ướp dần trở thành một món đồ lưu niệm của các nhà sưu tập giàu có. (Ảnh: Baidu)
Mãi cho tới khi Karl Richard Lepsius, một nhà Ai Cập học người Đức đã dịch thành công các văn bản Ai Cập cổ đại sang ngôn ngữ hiện đại. Ông đã dịch cuốn sách người chết, văn bản thực hiện phong tục tang lễ. Các văn bản này đề cập chi tiết đến đời sống tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại về cái chết và cuộc sống sau cái chết.
Kể từ đó, giá trị của xác ướp Ai Cập ngày càng được nâng cao trong nhận thức của thế giới, cho tới như bây giờ.
Nhưng cũng có lúc, xác ướp Ai Cập trở thành món hàng bị buôn lậu trên thị trường chợ đen. Giá của một xác ướp Ai Cập cổ đại thậm chí có lúc được hét tới 3 tỷ USD! Hình thức buôn lậu xác ướp của thị trường chợ đen cũng rất đa dạng. Điển hình như cách đây 3 năm, hải quan sân bay Cairo đã phát hiện ra 6 bộ phận của 1 xác ướp trong hành lý của 1 hành khách.Tất cả những bộ phận này được cất giấu kỹ càng trong một chiếc loa thùng để qua mặt cơ quan an ninh. Tuy nhiên, máy X-quang đã lật tẩy âm mưu buôn lậu này.Theo Bộ Cổ vật Ai Cập, số hành lý cùng chiếc loa thùng chứa xác ướp thuộc về một hành khách chuẩn bị bay từ Ai Cập đến Bỉ.
Vào năm 2003, các nhân viên điều tra Ai Cập đã triệt phá 1 đường dây buôn bán đồ cổ quốc tế và thu giữ được 300 cổ vật được đưa lậu sang Châu Âu. Đặc biệt trong số cổ vật này còn có tới 2 xác ướp. Được biết, đường dây buôn lậu này gồm 28 đối tượng, trong đó có nhiều quan chức ngành hải quan và một số người giữ chức vụ cao trong Hội đồng cổ vật tối cao.
Nhóm nghiên cứu tìm ra lăng mộ Tutankhamun lần lượt gặp nạn khiến mọi người dần tin vào lời nguyền của xác ướp Ai Cập. (Ảnh: Baidu)
Với những bí ẩn chứa bên trong vẫn chưa thể lý giải, xác ướp Ai Cập luôn được coi là chủ đề nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học. Và tất nhiên, nhờ những giá trị to lớn về lịch sử, khoa học và khảo cổ mà xác ướp Ai Cập đã mang lại, các xác ướp đã được bảo vệ tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?