Khám phá

Liều lĩnh giành thức ăn, lợn rừng hứng trọn đòn trừng phạt của tê giác

Mon men tới gần bữa ăn của tê giác, con lợn rừng tham ăn đã bị húc bay lên trời và có pha tiếp đất đầy đau đớn.

Trâu rừng "sống mái" với sư tử để bảo vệ con và cái kết kịch tính / Trâu rừng tinh quái chọc thủng lốp xe để thoát khỏi sư tử và cái kết mỹ mãn

Một video hãi hùng ghi lại cảnh tượng con lợn rừng bị tê giác trừng phạt vì dám tranh giành đồ ăn của nó khiến người xem bất ngờ về thái độ hung dữ của tê giác.

Đoạn video bắt đầu bằng cảnh một con tê giác đang cắm cúi thưởng thức đống cỏ khô, thì bất ngờ có hai con lợn rừng mon men tiến đến để tranh giành bữa ăn.

Tê giác ngay lập tức bày tỏ thái độ khó chịu bằng cách hướng chiếc sừng của nó về phía "kẻ tới sau". Nhưng con lợn đã phớt lờ cảnh báo này, và thản nhiên gặm cỏ như bình thường.

Ảnh cắt từ clip.

Ảnh cắt từ clip.

Trong một động thái đầy bất ngờ, tê giác cúi đầu xuống thấp, sau đó dùng sừng hất văng con vật tội nghiệp lên không trung khoảng chừng 4 mét, rồi ngã tiếp đất đầy đau đớn.

Có thể thấy rằng mặc dù sở hữu vẻ ngoài khá hiền lành, nhưng trên thực tế tê giác đen được liệt vào hàng ngũ những loài động vật hung hăng nhất thế giới.

Theo lý giải của các nhà khoa học, một phần nguyên nhân khiến tê giác đen vô cùng nguy hiểm là bởi chúng có thị lực rất kém. Điều này khiến tê giác gần như không phân biệt được các mối đe dọa và đối thủ, mà chỉ đơn giản là tấn công bất kỳ thứ gì tới gần và khiến chúng cảm thấy nguy hiểm.

Tê giác là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ sinh sống tại các khu vực miền đông và trung châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.

 

Trong đó, một con tê giác đen trưởng thành cao khoảng 1,5m tính từ vai và dài khoảng 3-3,65m. Tê giác trưởng thành cân nặng khoảng 450 đến 1360 kg, với con cái nhỏ và nhẹ hơn.

Tê giác là loài động vật ăn cỏ lớn thứ 2 trên cạn, chỉ sau voi. Bên cạnh kích thước đồ sộ chúng còn sở hữu lớp da siêu dày, được ví như một cỗ xe tăng sống.

Vũ khí của chúng là cặp sừng ở chóp mũi, sừng phía trước lớn hơn và dài tới 71cm. Khi tấn công, tê giác thường chúc đầu lao tới, sau đó dùng cặp sừng để đẩy đối phương lùi lại, hoặc húc tung lên trời.

- Video: Liều lĩnh giành thức ăn, lợn rừng hứng trọn đòn trừng phạt của tê giác.


1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm