Liều mình chạm vào 'đám tóc đen' kinh dị trong hang động, nhà thám hiểm khiến người đi cùng can ngăn hết lời
Quan tài kỳ lạ 'lạc trôi' ở Thành Đô, toàn bộ được làm từ một loại gỗ thượng hạng khiến chuyên gia 'dậy sóng' / Điều gì khiến kim tự tháp Giza trở lên kỳ lạ, bí ẩn?
Nhóm thám hiểm người Mỹ tình cờ tìm thấy ra một hang động trong chuyến đi thực địa. Sau một hồi bàn bạc, họ tiến vào xem xét, trong ánh sáng mù mờ từ đèn đeo trên đầu, họ phát hiện ra ngay phía trên đầu có một tảng đá lớn vô cùng kỳ lạ. Không hiểu vì sao, giữa tảng đá mọc ra rất nhiều tóc. Tóc mọc thành từng đám dày đặc, đen kịt cả một vùng.
Thấy sự lạ, nhiều người trong nhóm hoảng loạn tột độ. Họ cảm thấy sợ hãi luôn miệng nói không tin rằng tảng đá có thể mọc lông. Hơn nữa, đám lông tóc này còn khiến cho người nhìn cảm giác rất khó chịu. Có người nói, anh ta thấy dường như lông của tảng đá có thể di chuyển nữa.
Thế nhưng, Brian Wayne, một chuyên gia thực địa trong nhóm, ngay từ lúc phát hiện không hề có biểu hiện lo sợ. Ngược lại, anh ta mạnh dạn bước lên trước, dùng tay sờ vào đám lông tóc kỳ dị đó. Hành động này của Brian khiến ai cũng phải sởn da gà. Không ít người lên tiếng khuyên can anh đừng tự ý động chạm lung tung kẻo rước họa vào thân.
Brian chỉ cười và nói với họ rằng: "Mọi người đừng lo, tôi đã quan sát kỹ và biết rõ lai lịch của tảng đá đầy tóc này rồi, cứ đến đây xem đi". Thấy biểu hiện quyết đoán của Brian, mọi người dần bình tâm lại và bắt đầu tới gần hơn để xem xét. Hóa ra, đám lông tóc vốn không phải mọc ra từ tảng đá. Chúng thực sự là tập hợp của vô số nhện bám trên đó mà thôi.
Theo Brian, đám nhện đó có tên gọi rất đáng yêu là "Ông bố chân dài" (Daddy Longlegs). Ngoài cái tên "Ông bố chân dài" chúng còn có những cái tên khác như "Harvestmen" hoặc "Shepherd Spiders". Tuy vậy tên khoa học của chúng thực sự là Opiliones.
"Ông bố chân dài" không làm hại tới con người, chúng hoàn toàn vô hại, không có răng nanh, không có nọc độc. Nhện "Ông bố chân dài"sống ở khắp mọi châu lục trên thế giới trừ Nam Cực. Chúng thường được tìm thấy ở các khu vực ẩm ướt như dưới tảng đá, bên trong hang động và dưới thảm lá rụng.
Nhện "Ông bố chân dài" do không có nọc độc nên chúng buộc phải tiến hóa hơn để sống sót trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể giả vờ chết, ngụy trang chính mình và thậm chí sản xuất một loại hóa chất có mùi hôi cực mạnh có thể đẩy lùi kẻ thù.
Mặc dù sở hữu đôi chân dài nhưng loài nhện dị biệt "Ông bố chân dài" không di chuyển nhiều thay vào đó chúng tụ tập với nhau thành đàn rất lớn, nhất là vào mùa thu và mùa đông. Các nhà khoa học đặt giả thiết rằng đây là một kiểu phòng vệ chống lại kẻ thù hoặc chúng làm vậy để duy trì độ ẩm trong mùa khô.
Các nhà khoa học đã tình cờ phát hiện ra một hóa thạch 400 triệu năm tuổi của một con nhện "Ông bố chân dài" ở Scotland. Điều này cho thấy chúng có mặt trên Trái đất trước cả loài khủng long hàng trăm triệu năm.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu, họ thấy rằng "Ông bố chân dài" chỉ có một đôi mắt, không sản xuất ra tơ, có một cơ thể hợp nhất thay vì có "eo" như hầu hết các loài nhện khác. Bởi vậy, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng chúng liên quan chặt chẽ với loài bò sát hơn là loài nhện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
CLIP: Cười "ngả nghiêng" với màn đấm bốc giữa người và Kangaroo