Linh cẩu hợp sức săn tê giác: 'Làm liều ăn nhiều'
'Hạ cú chốt cuối', lửng mật thịt gọn trăn châu Phi khổng lồ / Loài động vật nhỏ bé nhưng lại khiến rắn độc 'sợ phát sốt'
Linh cẩu được biết đến là loài thường xuyên ăn xác hay thức ăn thừa của người khác. Thế nhưng, nhiều người quên rằng chúng cũng là loài đi săn rất hiệu quả, đặc biệt là khi đi theo đàn.

Những con mồi của linh cẩu khi đi theo đàn có thể là những con vật lớn, trong đó có cả tê giác. Câu chuyện vừa xảy ra tại Công viên quốc gia Kruger, Nam Phi đã minh chứng cho sự nguy hiểm của linh cẩu.
Theo đó, một đàn gồm 5 con linh cẩu đã bao vây một con tê giác. Chúng thay nhau tấn công vào con mồi to lớn mà đến cả sư tử cũng không dám động tới này.
Người chụp những tấm hình, Schalkwijk cho biết con tê giác bị thương ở chân nên đã thu hút sự chú ý của đàn linh cẩu. Tình trạng này của con tê giác có thể do đụng độ với đồng loại trước đó.
Con tê giác này cũng chưa phải là một con vật đã trưởng thành và rõ ràng, nó không khoẻ mạnh do ảnh hưởng của đợt hạn hán gần đây tại Nam Phi. Thông thường với độ tuổi của nó vẫn có mẹ đi cùng nhưng lần này không hiểu sao nó chỉ có một mình.
Sự dai dẳng và kiên trì tấn công của đàn linh cẩu cũng có tác dụng khi chúng hạ gục được tê giác và thưởng thức bữa ăn quá thịnh soạn này.
Là loài động vật thường ăn thừa đồ ăn, lần này linh cẩu quyết làm liều.
Con tê giác này chưa trưởng thành và bị thương, có lẽ vì thế nó trở thành mục tiêu cho đàn linh cẩu.
Cả đàn linh cẩu liên tục tấn công con mồi của mình.
Đợt hạn hán đang hoành hành cũng là nguyên nhân khiến tê giác không khoẻ mạnh.
Kiên trì tấn công, cuối cùng linh cẩu cũng hạ được tê giác
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Đây là cây gỗ quý 4.300 năm tuổi, có giá gần nghìn tỷ
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!