Lộ diện sinh vật lạ ở Pháp: “Cỗ máy ăn thịt" 100 triệu tuổi
Cây cầu văng cao nhất thế giới: Cao tận 565 mét cheo leo vách núi, từng bị nhiều người coi là bất khả thi / Sa mạc khô cằn nhất thế giới lần đầu tiên có hoa nở, quang cảnh gây choáng ngợp
Theo Sci-News, loài sinh vật mới được khai quật ở vùng Normandy của Pháp được đặt tên là Caletodraco cottardi.
Nó là thành viên của Furileusauria, một phân nhóm khủng long Abelisauridae xuất hiện từ giữa kỷ Jura và phát triển mạnh suốt kỷ Phấn Trắng.
Nhưng việc sinh vật này xuất hiện ở Pháp là một điều hoàn toàn vô lý.
Theo các bằng chứng cổ sinh vật học từ trước đến nay, toàn bộ nhóm khủng long Abelisauridae - những cỗ máy ăn thịt hung hãn có kích thước từ trung bình đến lớn - là cư dân đến từ siêu lục địa cổ đại Gondwana.
Gondwana là một trong hai siêu lục địa chính hình thành từ sự phân tách của siêu lục địa Pangaea. Nó bao gồm các khối đất liền mà ngày nay là Nam Mỹ, Châu Phi, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và bán đảo Ả Rập.
Như vậy, lẽ ra nhóm khủng long này không nên được tìm thấy ở châu Âu ngày nay. Trước đó, các loài thuộc phân nhóm Furileusauria chỉ được tìm thấy ở Nam Mỹ.
Tuy vậy vẫn có manh mối: Một loài Abelisauridae phân nhóm khác đã được phát hiện ở miền Nam nước Pháp vào năm 1988. Chúng cũng được phát hiện ở kỷ Phấn Trắng tại một số nước châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Hungary và Hà Lan.
Như vậy, rất có thể bằng cách nào đó, phân nhóm Furileusauria thực sự từng tồn tại ở cả hai bên đại dương vào thời kỳ đó.
Trở lại với sinh vật thú vị giúp định danh loài mới, hai khối xương hóa thạch của nó đã được tìm thấy dưới chân vách đá ven biển tại Saint-Jouin-Bruneval trên bờ biển Pays de Caux, thuộc tỉnh Seine-Maritime của vùng Normandy.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Eric Buffetaut từ Đại học Nghiên cứu PSL (Pháp) đã phân tích, định danh loài mới.
Nó được cho là đã sống vào khoảng 100 triệu năm trước - tức vào giữa kỷ Phấn Trắng - ở dãy núi Armorican, cách khu vực hóa thạch được khai quật khoảng 100 km về phía Tây Nam.
Có thể xác hoặc xương của con khủng long đã được một dòng suối đưa đến khu vực mà các nhà cổ sinh vật học tìm thấy, vốn là một phần đáy biển cổ đại.
Với niên đại của mẫu vật, Caletodraco cottardi là một đại diện cho thời kỳ Abelisauridae phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, cho thấy dòng dõi này đa dạng, phạm vi phân bố rộng và phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây về nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?