Loại cây hàng nghìn năm tuổi ở Việt Nam cho loại ‘báu vật’ giá 680 triệu/kg, sinh sống ở độ cao gần 3.000m, hiện cả nước chỉ còn 60 gốc
Loại cây gỗ cháy đen thui vẫn có thể mọc mầm sau 3 năm, sức sống mãnh liệt hơn con người nghĩ / Loại cây tạo nên cơn sốt mỗi khi Tết đến, có giá tiền triệu mỗi cành nhưng vẫn cháy hàng?
“Vua chè” của dãy núi Hoàng Liên Sơn
Trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, chè Bạch Long được xem như báu vật tự nhiên, một tuyệt tác của thời gian. Khác biệt hoàn toàn với các giống chè khác, Bạch Long mang trong mình những đặc tính di truyền độc đáo, tạo nên hương vị và phẩm chất trà thượng hạng, xứng danh "vua chè" của vùng núi cao.
Mỗi cây chè Bạch Long thường từ 500 năm đến hàng nghàn năm tuổi. Do đặc tính của chè hoang dã ở rừng Hoàng Liên Sơn "càng già càng thơm", Bạch Long hấp thụ tinh hoa của mặt trời và mặt trăng nên tràn đầy linh khí.
Chè Bạch Long phát triển ở độ cao 2400-2700m, được ví như 'báu vật' của đất trời. Ảnh: Internet
Giữa đại ngàn hoang sơ, những cây chè cổ thụ như những sinh vật huyền bí. Vỏ cây xù xì, lá dày, tròn, mang một vẻ đẹp mang đậm dấu ấn thời gian. Hương vị trà độc đáo, chát nhẹ, ngọt hậu. Điều kỳ lạ là, dù sinh sống trong môi trường khắc nghiệt, đặc biệt, những loài như muỗi, vắt và cả rắn rết đều không hề xuất hiện tại khu vực sinh sống của những cây chè này dù chúng vốn là đặc sản của đại ngàn Hoàng Liên Sơn.
Người phát hiện ra rừng chè cổ thụ Bạch Long – ông Trần Ngọc Lâm tiết lộ, những cây chè này càng già càng thơm, lá trà mà nấu nước cả tiếng nước vẫn trong mà ngọt lừ nơi cuống họng.
"Theo báo Pháp luật Việt Nam, trà cổ thụ Bạch Long hiện là một trong những loại trà đắt giá nhất Việt Nam với giá thành lên tới 680 triệu đồng/kg. Sự khan hiếm của loại trà này đến từ số lượng cây chè cổ thụ chỉ còn khoảng 50-60 gốc, có tuổi đời hàng ngàn năm. Chính vì thế, trà Bạch Long được xem là báu vật của thiên nhiên và được coi là những cây chè quý hiếm, độc đáo trên thế giới.
Hình ảnh một gốc chè Bạch Long. Ảnh: Internet
Ngoài ra, thành phẩm của cây chè Bạch Long được khai thác và chế biến thủ công một cách tinh xảo để cho ra đời loại trà Bạch Long siêu cao cấp. Người nông dân phải mất 2-3 giờ đồng hồ, để trèo và hái hết được số búp non của một cây chè cổ thụ trong một lần thu hoạch. Mỗi búp non đạt trọng lượng từ 100-300gr mới đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Để tạo ra 1kg trà Bạch Long thượng hạng, người nông dân phải tỉ mỉ hái từng búp chè tươi từ những cây chè cổ thụ trên dãy Hoàng Liên Sơn. Trung bình, cần đến 3-3,8kg búp tươi để chế biến thành 1kg trà khô. Với mật độ trồng chè, mỗi nông dân phải leo trèo và hái lá từ khoảng 30 cây chè.
Quá trình sản xuất thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và công sức lớn như vậy đã khiến sản lượng trà Bạch Long vô cùng hạn chế, chỉ khoảng 2-3kg/năm cho mỗi nông dân. Do đó, giá của trà Bạch Long trên dãy Hoàng Liên Sơn lên tới 680 triệu đồng/kg là vì vậy.
Hương vị không thể nhầm lẫn
Theo trang kyluc.vn, những cây chè cổ thụ Bạch Long là một điều kỳ diệu trong lịch sử tiến hóa của cây chè. Chúng là một kho tàng gene chè "hoang dã" quý hiếm. Chúng không chỉ là báu vật cần được bảo tồn mà còn là "hóa thạch sống" để các nhà khoa học nghiên cứu về nguồn gốc và sự tiến hóa của cây chè trong lịch sử và văn hóa trà của người Việt xưa, cũng như di sản lịch sử của nhân loại trên thế giới.
Mỗi cân chè Bạch Long có giá gần 700 triệu đồng. Ảnh: Internet
Trên những đỉnh núi cao, trà Bạch Long được nuôi dưỡng bởi đất trời, mang trong mình hương vị ngọt ngào, tinh khiết. Búp chè với hình dáng thanh mảnh, trắng muốt như đuôi rồng và lớp lông trắng bao phủ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm lan tỏa và vị ngọt sâu lắng, để lại dư vị khó quên.
Nếu dùng ly để pha Bạch Long, sau khi ủ có thể thấy những tôm trà dần dần rơi xuống và trôi vào nước với hình thái sinh động. Các tôm trà Bạch Long rất tinh tế và mềm mại, bởi vì khi sự hấp thụ nước được bão hòa, các tôm trà trông giống như một quả nho đầy nước trông rất hấp dẫn.
Cần có những phương án bảo tồn cụ thể đối với gốc chè Bạch Long. Ảnh: Internet
Khi thông tin về quần thể chè cổ thụ Bạch Long được tiết lộ, nhiều người đã tìm tới tận nơi và chặt vài cành chè mang về khiến khu rừng trở nên tan hoang, trơ trụi. Vì vậy, để bảo vệ và tận dụng tốt nguồn tài nguyên di sản là những cây chè cổ thụ bạch Long "hoang dã" ở dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cơ quan chức năng cần có những phương án cụ thể, thiết thực để bảo tồn, phát triển và nâng tầm những tài sản quý giá này mà thiên nhiên đã ban tặng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Nhà tiên tri mù Baba Vanga dự đoán “thảm họa hủy diệt thế giới” vào năm 2025, giống dự đoán của bậc thầy chiêm tinh người Pháp
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ