Loài chim cũng có mafia
Ảnh tuyệt đẹp về các loài chim / Ve sầu điều chỉnh số lượng các loài chim
Chim mafia điển hình là chèo bẻo đen (tên khoa học Dicrurus macrocercus) là họ hàng gần gũi của quạ, sống ở Ấn Độ, Sri Lanca, Inđonexia, Philipin, Việt Nam, thân hình nhỏ nhắn, màu đen thường gặp trong rừng và nông thôn, hay bay theo những đàn gia súc như trâu bò, bắt ruồi muỗi trên lưng gia súc lớn. Ngoài côn trùng chúng còn ăn cả xác thú vật, quả và hạt cây. Chúng sống thành bầy, tổ không xa nhau bên cạnh tổ của loài chim vàng anh, cu gáy, sáo… không sợ những kẻ hay gây sự này.
Chèo bẻo đen là loài chim "mafia" điển hình. |
Chèo bẻo không cho các loài chim ăn thịt đến gần vùng lãnh thổ của mình và những hàng xóm quen thuộc của mình. Nếu nhìn thấy bóng dáng của chim cắt, chim ác, diều hâu, đại bàng lảng vảng trên bầu trời, chúng lập tức báo tin cho nhau và cả bầy xuất trận. Loài chim gan dạ này luôn đuổi đánh những kẻ xâm lược to hơn và khoẻ hơn chúng rất nhiều. Cho nên nhiều loại chim biết được ở gần chèo bẻo là được bảo vệ và tự nguyện làm tổ bên cạnh chèo bẻo.
Nhưng đôi khi chèo bẻo cũng tranh thức ăn của loài chim khác. Bị chèo bẻo bắt nạt nhất có sáo đá Cămpuchia (tên khoa học Sturnus burmannicus). Cũng sống thành bầy, có tổ chức, chúng có thể giáng trả lại các cuộc tấn công của chèo bẻo, nhưng chúng không làm như thế. Trước đây các nhà khoa học cho rằng sáo đá nhút nhát và sợ sệt, nhưng mới đây họ đã tìm ra được nguyên nhân đích thực của mối quan hệ này.
Sáo đá nhường nhịn chèo bẻo, luôn tìm cách sống gần vì biết chèo bẻo không ngán bất cứ loài chim ăn thịt nào. Để chèo bẻo cướp thức ăn chẳng qua là cách sáo đá trả lương cho người “bảo kê” của mình. Tuy cả hai loài đều là chim ăn tạp, nhưng đều thích côn trùng hơn cả. Vì thế, sáo đá đã “nhjn miệng” để dành côn trùng cho chèo bẻo.
Các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng khi sống bên nhau, nghe những tiếng kêu báo động đặc trưng của chèo bẻo, sáo đá vẫn bình tính kiếm mồi mà không hề lẩn trốn vào tổ. Họ đã làm thí nghiệm sau: Khi bầy sáo đá đang kiếm mồi mà không có chèo bẻo bên cạnh, họ phát ra tiếng kêu báo động đặc trưng của chèo bẻo đã ghi âm thì dù diều hâu đang bay tới, chúng vẫn hoàn toàn bình tĩnh, không thèm ngẩng đầu lên nhìn và chỉ hoảng loạn khi nhận ra thực tế. Andrew Radford, đứng đầu nhóm nghiên cứu giải thích: Hai loài học được cách cộng sinh với nhau trong quá trình tiến hoá. Tự kiếm mồi, chèo bẻo không thể kiếm được nhiều như số lượng mà sáo đá “trả công”. Chi bằng chuyên môn hoá…
Những thứ “trả công” là sâu bọ mà sáo đá kiếm được. Chúng không nuốt mà nhả ra, để lại ngay trên bãi cỏ. Chèo bẻo chỉ việc đến ăn. Song chèo bẻo cũng rất ma lanh. Thỉnh thoảng, chúng phát ra tiếng báo động giả, làm sáo đá tưởng thật và nhờ thế, chèo bẻo được bữa no nê.
Các nhà khoa học nhận thấy đây là mối quan hệ hai bên đều có lợi. Những lần “báo động giả” ít hơn nhiều so với “báo động thật”. Chính đó là cơ sở để sự hợp tác giữa hai loại diễn ra lâu bền từ bao đời.
Nghiên cứu lịch sử mafia Ý, người ta thấy sự bắt nguồn ban đầu của việc hình thành các tổ chức tội phạm cũng tương tự. Chỉ khác ở chỗ sau này nó diễn biến phức tạp, chẳng qua là con người vốn nhiều tham vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?