Loài chim khổng lồ có răng từng thống trị bầu trời Nam cực
Hé lộ bí ẩn về bùa yêu của người Ai Cập cổ đại cách đây hơn 1.300 năm / Chúng ta dừng “chuyện ấy” với người cổ đại khi nào?
Trong nhiều thập kỷ, các hóa thạch nằm yên trong bảo tàng tại Đại học California Berkeley cho đến khi một sinh viên tên Peter Kloess bắt đầu tìm hiểu kỹ càng vào năm 2015.
Kloess đã xác định một trong hai mẫu hóa thạch này là của loài chim xương hàm (pelagornithids), từng thống trị bầu trời các đại dương phía nam Trái Đất trong ít nhất 60 triệu năm.
Để làm một loài động vật săn mồi hàng đầu, pelagornithids có một hàm răng sắc nhọn và chiếc mỏ dài giúp chúng ngoạm cá và mực từ dưới biển.
Đoạn xương hàm hóa thạch dài hơn 12 cm được phát hiện ở Nam Cực vào những năm 1980, có niên đại từ 40 triệu năm trước. |
Những con chim này có kích thước rất lớn, với sải cánh dài tới 6,4 m, những mẫu vật mà Kloess nghiên cứu có thể thuộc về một trong những cá thể lớn nhất của loài.
Nghiên cứu cho biết: "Những hóa thạch ở Nam cực này có khả năng không chỉ đại diện cho những loài chim bay lớn nhất thuộc thế Eocen mà còn là một số loài chim lớn nhất từng sống trên Trái Đất".
Kloess và các cộng sự đã xác định rằng mẫu xương hàm có niên đại khoảng 40 triệu năm tuổi - bằng chứng cho thấy loài chim này xuất hiện trong Kỷ nguyên Đại Cổ sinh, sau khi một tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất và xóa sổ gần như toàn bộ loài khủng long.
"Khám phá hóa thạch của chúng tôi cho thấy các loài chim đã tiến hóa đến một kích thước thực sự khổng lồ tương đối nhanh sau sự tuyệt chủng của khủng long và thống trị các đại dương trong hàng triệu năm", Kloess cho biết.
Đồng tác giả nghiên cứu Ashley Poust cho biết thêm: “Kích thước khổng lồ, cực lớn của những loài chim đã tuyệt chủng này là vượt trội trong môi trường sống ở đại dương."
Giống như chim hải âu, loài pelagornithids từng có mặt tại nhiều đại dương trên thế giới và có thể bay nhiều tuần liền trên biển. Vào thời điểm đó, các đại dương vẫn chưa bị thống trị bởi cá voi và hải cẩu, do đó loài chim khổng lồ này nằm ở đầu của chuỗi thức ăn trong thời đại của chúng.
Nghiên cứu cũng phác họa một lục địa Nam Cực rất khác vào 50 triệu năm trước. Khu vực này khi đó có khí hậu ấm hơn hiện nay và là nơi sinh sống của các loài động vật có vú trên cạn có hình dáng giống con lười hay thú ăn kiến.
Các loài chim ở Nam Cực cũng phát triển mạnh, bao gồm các loài chim cánh cụt khổng lồ và các họ hàng đã tuyệt chủng của vịt và đà điểu.
- CLIP: To hơn cả khủng long bạo chúa, khủng long gai vẫn tử trận vì cú cắn hiểm hóc của kẻ thù? Nguồn: Báo Tổ quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Con trăn đắt nhất thế giới trị giá 3,5 triệu USD, giống sinh vật thần tiên nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng!