Loài chuột "lạ" biết ân ái là chết vẫn không ngại "yêu" 14 tiếng
CLIP: Báo đốm bơi qua sông, trổ tài tóm gọn chuột lang nước / Đổ hàng tấn thuốc độc xuống một hòn đảo để diệt 36 vạn con chuột
Trên thế giới không thiếu những điều kỳ diệu, những loài động vật kỳ lạ và loài chuột túi Kaluta ở Australia là một trong số đó.
Tờ New York Times đưa tin, tiến sĩ Genevieve Hayes gần đây đã tiến hành nghiên cứu về hành vi sinh sản của chuột túi Kaluta và vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện, tình dục là hành vi tương đương với tự sát ở chuột Kaluta đực.
Theo tìm hiểu, chuột túi Kaluta (Dasykaluta rosamondae) là một loài thú có túi nhỏ, bề ngoài giống chuột, nặng từ 20 - 40 gram, có bộ lâu màu nâu đỏ, chỉ xuất hiện ở vùng Pilbara khô cằn thuộc tây bắc Australia.

Chuột Kaluta
Các nhà nghiên cứu phát hiện, những con Kaluta đực thường xuyên được nhìn thấy trước mùa sinh sản, thế nhưng ngay sau mùa sinh sản không lâu, chúng biến mất với số lượng lớn.
Tìm hiểu sâu hơn, các nhà khoa học phát hiện, những con chuột túi Kaluta đực chết hàng loạt là do thói quen giao phối cực đoan và khác thường của chúng.
Trong giai đoạn tìm kiếm bạn tình, những con Kaluta cái có khả năng đặc biệt là lưu trữ tinh trùng từ nhiều con đực khác nhau, thậm chí là bạn tình thường xuyên của những con đực khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi con kaluta đực sẽ giao phối với nhiều con cái khác nhau.
Chúng giao phối liên tục trong nhiều ngày và mỗi lần đều có thời gian rất dài. Có nhiều con Kaluta đực một lần giao phối lâu tới 14 giờ.
![]() |
Cũng vì vậy, trước mùa giao phối, những con Kaluta thường rất khỏe mạnh, sung mãn. Sau vài tuần, chúng yếu hơn rất nhiều và hàng loạt con đực chết.
"Cơ chế sinh học tự nhiên của loài Kaluta cho thấy chúng có sự "đầu tư mạnh mẽ vào mùa sinh sản. Bằng chứng là tinh hoàn của chúng trở nên lớn hơn ở thời điểm này. Đấy cũng là một yếu tố khiến chúng dễ tử vong hàng loạt", tiến sĩ Hayes cho biết.
Sau khi nhận được lượng tinh trùng cần thiết, những con Kaluta cái sẽ mang thai. Mỗi lần mang thai, chúng sinh được từ 6 - 8 con non, những con non này có thể là con của 3 con Kaluta đực khác nhau.
Cũng theo tiến sĩ Hayes, những động vật có vú nhỏ có tuổi thọ rất ngắn, thường không quá một năm. Vì vậy để có thể duy trì nòi giống, chúng sẽ tận lực sinh sản. Mặc dù hành vi giao phối của chúng là cực đoan thế nhưng cũng rất thông minh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?

Trên tai chú chó có những cục màu vàng, người chủ lúc đầu tưởng đó là ráy tai, nhìn kỹ lại sợ toát mồ hôi hột