Khám phá

Loại củ trông như khúc gỗ có thể nặng tới 100kg, được người dân Ấn Độ coi thức uống giải khát

Với vẻ ngoài khá bắt mắt, loại củ có kích thước khổng lồ này được đông đảo người dân Ấn Độ coi như món đồ giải khát.

Top 10 loại chim quý, có tên độc lạ nhất Việt Nam: Tiếng kêu đặc trưng ‘Bắt cô chói cột’, ‘khát nước’… / 7 sinh vật gắn liền với cái chết: 1 loại được cho là đã giết chết 25 triệu người trong vòng 5 năm

Loại củ trông như khúc gỗ có thể nặng tới 100kg

Nhắc đến ẩm thực Ấn Độ, chắc hẳn mọi người luôn đi từ bất ngờ này cho tới bất ngờ khác. Nếu từng dạo quanh khu chợ và ẩm thực Ấn Độ, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy những rạp hàng với ‘khúc gỗ’ to đùng bên cạnh. Lớp vỏ bên ngoài màu nâu và phần ruột bên trong với màu trắng, từng lát mỏng được người bán hàng cắt lát ra để bán cho khách hàng.

Sau khi tìm hiểu được biết đó thực ra là gốc của một loài cây có tên Maerua oblongifolia, một loại cây thân gỗ thấp dưới tán cây đôi khi cao đến 2, 3 mét, gốc rễ và lá dày, hoa có mùi thơm mạnh, xuất hiện ở Ấn Độ, Pakistan, Châu Phi và Ả Rập Saudi.Trong tiếng Telugu, cây này được gọi là Bhoochakra gadda (In Telangana) và Bhoochakra dumpa (Ở Andhra).

Rễ của loài cây này giống như vị cam thảo và mùi vị khá đặc trưng, chúng còn có thể dùng làm dược liệu và thuốc bổ. Thông thường người dân sẽ thu hoạch rễ cây này vào mùa hè và củ làm thức uống giải khát. Trọng lượng của nó có thể lên tới 100kg với kích thước rất to.

Và bởi vì nó có chứa carbohydrate nên thường xuyên được sử dụng làm thực phẩm chính của nhiều quốc gia. Thế nhưng tại Ấn Độ, người dân nơi đây xem nó như một loại trái cây phổ biến và được bày bán nhiều nơi.

Người bán loại củ này sẽ có đôi tay linh hoạt để cắt lát từng miếng mỏng, đặt lên báo và rắc thêm chút đường. Loại củ này rất mọng nước nên nó được ưa chuộng vào mùa hè, người ta coi nó như một loại trái cây làm dịu đi cái nắng oi ả của mùa hè. Nhìn qua những lớp củ với hạt đường bên trên, cộng thêm cái nắng oi ả và mất nước sẽ khiến người ta cảm thấy sảng khoái khi thưởng thức món đồ giải khát này.

 

Nhiều dân Ấn Độ tin rằng loại củ này thường được hoàng gia Ấn Độ sử dụng khi thảm họa xảy ra. Do đó nó được phép sử dụng rộng rãi tại các khu chợ và các điểm du lịch.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm