Khám phá

Loại động vật ở Trung Quốc xem là 'vàng mềm' giá 3 triệu/kg: Hiếm ai dám nuôi lại có nhiều ở đồng ruộng Việt Nam

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một loại động vật có lỗ phân khắp cơ thể chưa ? Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng những sinh vật như vậy vẫn tồn tại và gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Loài động vật này chính là loài đỉa. Đáng nói nói đỉa khi được phơi khô thì lại có giá trị rất lớn ở thị trường Trung Quốc cũng như châu Á.

10 loài động vật kỳ quái ‘trời ban’ cho Việt Nam: Số 1 nhìn là mất ngủ, số 5 là 'sát thủ dễ thương' / Lộ diện quái vật đại dương hung dữ kinh hoàng, săn mồi 'nhanh như chớp' 80 triệu năm trước

Ảnh minh họa

Mới đây, trang Sohu của Trung Quốc đã đưa thông tin giải thích về việc dù đỉa khô có giá rất đắt nhưng lại rất ít người dám nuối.

Cảnh tượng những con đỉa dài đầy nhớt có thể khiến nhiều người sợ hãi. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài xấu xí này lại ẩn chứa chuỗi giá trị rất cao. Đáng nói, loại đỉa khô lại còn có giá trị kinh tế cao hơn nhưng thực tế số người chuyên nuôi loại động vật này rất ít.

Đỉa là sinh vật thuộc ngành giun đốt và chúng cũng có thói quen ‘quằn quại’ như giun. Đỉa là loài rất lười biếng, khi không ăn uống hay sinh sản, chúng chỉ nằm im. Tuy nhiên khi con người đến gần, con đỉa sẽ ngay lập tức bám lấy cơ thể con người với tốc độ cực nhanh.

Đỉa sống bằng cách hút máu và ăn xác thối, thường sống ở những dòng sông cạn có bóng râm, đặc biệt là ở ruộng lúa. Vì vậy, nhiều người sống ở nông thôn từ nhỏ thường hay bị đỉa cắn. Cảnh tượng đáng sợ này đã biến đỉa trở thành nỗi ‘ám ảnh tuổi thơ’ của nhiều người.

Trên thực tế, không có gì ngạc nhiên khi đỉa có thói quen hút máu. Bản thân nó là một loại ngoại ký sinh , yếu đuối nhưng “khát máu”. Đừng coi thường những con đỉa dưới mương im lìm mà mất cảnh giác. Loài này có di chuyển cực nhanh và có khả năng sống sót cực kỳ mạnh mẽ.

 

Vậy làm thế nào mà loài đỉa “không thể vác trên vai và không thể cõng trên lưng” lại trở thành ‘vàng mềm’ trong mắt mọi người ? Nguyên nhân nằm ở giá trị sinh học và y học cực kỳ cao của nó.

Kể từ khi phát hiện ra giá trị cao của đỉa, loài vật đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn, thậm chí tình trạng cung vượt cầu còn diễn ra trong một thời gian. Đỉa tươi thường có giá 70 NDT (234.000 đồng)/kg . Giá thị trường của đỉa khô là 800 NDT (2,6 triệu đồng)/kg . Vì việc nuôi đỉa khó khăn và khó tìm được đỉa chất lượng cao nên giá bán đỉa khô ngày càng tăng .

Ở một thị trường rộng lớn với cả tỷ dân như Trung Quốc nhưng cả nước này chỉ ghi nhận không quá 2.000 thương lái chuyên nuôi đỉa. Ở các trang trại nuôi đỉa, hàng chục nghìn con đỉa thường chen chúc trong một nhà kính rộng 80 mét vuông. So với dân số của Trung Quốc thì đây là con số không đủ ‘dính răng’.

Giá trị của đỉa khô

Dù ở dạng tự nhiên hay nuôi trong trang trại, nguồn gốc của đỉa vẫn rất hiếm. Sự khan hiếm cộng với nhu cầu cao đã đẩy giá bán đỉa khô lên mức cao kỷ lục đến mức gần 2,6 triệu đồng/kg chỉ là giá trung bình, đỉa chất lượng cao hơn có thể có giá hơn 1000 NDT một cân (tương đương 3,342 triệu đồng. Điều này khiến đỉa khô được cho là “vàng mềm” của thế giới sinh học.

Ngoài ra còn có một truyền thuyết xa xưa về giá trị quý giá của con đỉa. Người ta kể rằng trong cuộc chiến thành Troy tàn khốc, lượng lớn binh lính đã bị thương bởi những mũi tên độc, chảy cả máu đen và tính mạng của họ bị đe dọa.

 

Không có khoa học và các thiết bị tiên tiến, các y sĩ thời đó đã biết dùng đỉa để hút máu đen tích tụ trên chân và tay của người lính. Vì vậy, tác dụng giải độc và thông mạch của đỉa đã được truyền từ đời này sang đời khác.

Con đỉa tuy chỉ to bằng ngón tay út nhưng thực ra lại chứa một tập hợp dinh dưỡng . Đỉa có giá trị dinh dưỡng cực cao, giàu protein, chất béo, nguyên tố vi lượng, peptide, … Quan trọng hơn, đỉa có chứa hirudin và chất chống trombin, có thể hoạt động như thuốc chống đông máu và thúc đẩy tuần hoàn máu.

Đỉa có tổng cộng hai giác hút trước và sau, khi chạm vào da người sẽ hút như công tắc cò súng, đồng thời tiết ra chất chống đông máu. Với nhiều công dụng đặc biệt nà, đỉa đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bằng cách hút máu độc và chống đông máu,

Trong số các loài đỉa, phổ biến nhất là đỉa bò , được mệnh danh là "đỉa tiền ". Đỉa bò có kích thước lớn, khả năng sinh sản mạnh mẽ và chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú nhất trong cơ thể.

Theo các sách đông y nổi tiếng của Việt Nam, đỉa cũng được làm thuốc nhưng chúng phải được chế biến rất kỹ càng vô vô cùng nghiêm ngặt.

 

Là 'vàng mềm' nhưng ít người dám nuôi

Vậy tại sao những con đỉa tưởng chừng như có nhiều ở đồng ruộng ở Việt Nam cũng như Trung Quốc và các nước trồng lúa nước khác lại trở nên khó và ít người dám nuôi?

Đỉa tuy đắt tiền nhưng lại cực kỳ kén chọn môi trường và thức ăn. Điều này sẽ làm khó người nuôi khi xảy ra nhiều vấn đề trong quá trình chăn nuôi. Chính vì vậy loại vật này đã trở thành loài vật không ai dám nuôi.

Về mặt môi trường, người nông dân cần điều chỉnh hồ phù hợp với cộng đồng đỉa. Thông thường, kích thước hồ nuôi đỉa là 80 mét vuông. Độ cao của hồ không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi oxy của đỉa ở vùng nước nông. Đồng thời, cũng cần tạo đường thoát chất thải phù hợp, ngăn chặn việc những con đỉa nhỏ và dài bị cuốn trôi.

Ngoài ra, người nông dân cũng cần phải luôn chú ý đến vấn đề vệ sinh của các trang trại nuôi đỉa, hàng ngày phải dọn dẹp và tiêu diệt những nhân tố gây ô nhiễm môi trường sống. Quả thực là một công việc nặng nhọc về thể chất đối với những người nông dân tư nhân.

Những người nuôi đỉa cũng cần phải hiểu rõ về thói quen của đỉa, có khả năng phát hiện ngay những bất thường ở đỉa và đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho từng cá thể. Bởi vì một con đỉa nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho hàng chục nghìn con đỉa trong ao, gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi.

 

Về thức ăn, người nông dân thường cho đỉa ăn máu động vật, nội tạng động vật, cá nhỏ và động vật có vỏ, lòng đỏ trứng luộc chín… để đảm bảo cho chúng sinh trưởng và sinh sản. Những loại thức ăn này giá thành không hề thấp, so với thức ăn cho gà vịt ăn thì có thể coi là " bữa ăn cao cấp " hơn nhiều.

Không chỉ vậy, đỉa không thể chỉ nuôi bằng cách nuôi thường. Trong thời gian nuôi đỉa, giai đoạn đầu cần công nghệ và kinh phí, giai đoạn sau cần thị trường và kênh phân phối. Toàn bộ quá trình nuôi đỉa tốn nhiều thời gian, công sức và tốn kém.

Thị trường đỉa năm nào cũng khan hiếm nguồn cung nhưng dù vậy không phải người nuôi đỉa nào cũng có thể giành được lợi nhuận. Vì vậy, có hiện tượng buồn cười ở Trung Quốc là có người kiếm được hàng triệu NDT mỗi năm (hơn 3 tỷ đồng), có người lại mất hàng trăm nghìn NDT trước khi tham gia thị trường.

Vì vậy, chỉ những người nông dân có công nghệ chăn nuôi ưu việt, khả năng tài chính vững vàng và kinh nghiệm dày dặn mới có thể nuôi đỉa thuận lợi, đạt hiệu quả chất lượng cao mà thị trường yêu cầu .


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm