Loài động vật có họ hàng xa với con người, biết đặt tên cho nhau là loài nào?
Những lần ‘thủy quái’ xuất hiện tại Việt Nam khiến dư luận sững sờ, số 1 là loài gắn với tâm linh / Việt Nam từng phát hiện loài chim quý hiếm bậc nhất thế giới, cả nhân loại đang nỗ lực bảo vệ
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, loài khỉ Marmoset sử dụng những tiếng kêu lớn, the thé để gán cho nhau những tên gọi như con người.
Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm tại Đại học Hebrew ở Jerusalem đã chỉ ra, khỉ Marmoset là đối tượng lý tưởng để nghiên cứu quá trình tiến hóa của hành vi xã hội và ngôn ngữ ở con người vì chúng có những đặc điểm tương tự, sống theo nhóm gia đình một vợ một chồng nhỏ gồm sáu đến tám cá thể cùng nhau nuôi con.
Các nhà nghiên cứu đã ghi lại các cuộc trò chuyện tự nhiên giữa các cặp khỉ marmoset bị ngăn cách bởi một rào cản thị giác, cũng như các tương tác giữa những con vật và hệ thống máy tính phát lại các cuộc gọi được ghi âm trước.
Họ phát hiện ra rằng khỉ marmoset sử dụng "tiếng gọi phee", đây là tiếng kêu rất lớn để gọi nhau. Đáng chú ý là, những con khỉ có thể nhận ra khi những tiếng gọi như vậy hướng đến chúng và có nhiều phản ứng hơn khi được gọi bằng tên của chúng.
Mười con khỉ marmoset mà các nhà khoa học thử nghiệm đến từ ba gia đình riêng biệt, và nghiên cứu cũng tiết lộ rằng các thành viên trong một nhóm gia đình sử dụng các đặc điểm âm thanh tương tự để mã hóa các tên khác nhau, tương tự như phương ngữ hoặc giọng ở người. Điều này đúng ngay cả đối với những con marmoset trưởng thành không có quan hệ huyết thống, cho thấy chúng học hỏi từ những con khác trong nhóm gia đình.
Marmoset là họ hàng tương đối xa của con người, chúng ta có chung tổ tiên cách đây khoảng 35 triệu năm, trong khi sự phân chia giữa con người và tinh tinh có thể xảy ra cách đây 5-7 triệu năm.
Thay vì sự gần gũi về mặt di truyền, việc khỉ marmoset có được tên gọi là do "tiến hóa hội tụ" hoặc chúng đã phát triển những đặc điểm tương tự để ứng phó với những thách thức về môi trường tương tự.
Đối với loài marmoset, việc gọi tên bằng giọng nói có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ xã hội và sự gắn kết theo bầy đàn trong các khu rừng mưa rậm rạp ở Nam Mỹ, nơi tầm nhìn thường bị hạn chế.
Con người bắt đầu nói chuyện như thế nào và khi nào vẫn là vấn đề gây tranh cãi, nhưng cho đến gần đây, nhiều nhà khoa học đã bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta có thể tìm kiếm manh mối ở các loài linh trưởng khác.
Phân tích của nhóm các nhà khoa học về tiếng kêu của loài khỉ marmoset đã trở nên khả thi hơn nhờ những tiến bộ gần đây về sức mạnh tính toán và học máy. Có lẽ trong tưởng lai sẽ có một hướng nghiên cứu thú vị ví dụ như tận dụng AI để giải mã sâu hơn nội dung các cuộc trò chuyện của loài khỉ marmoset.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…
Loại ‘gỗ nhân tạo’ bền hơn thép gấp 5 lần: Vật liệu thế hệ mới được nhà sản xuất hàng đầu thế giới sử dụng