Loài gỗ quý hiếm có ở Việt Nam giá lên đến hàng trăm triệu đồng, suýt tuyệt chủng vì tin đồn chữa được ung thư
Khu rừng sở hữu loại gỗ quý hiếm bậc nhất Việt Nam, phải xây bức tường gần 30 tỷ đồng để bảo vệ suốt ngày đêm / 162 cây gỗ quý hiếm hơn cả ‘vàng lộ thiên’ ở Việt Nam, nhiều người săn lùng, có tiền cũng khó mua được
Ở Việt Nam có rất nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao, trong đó nổi bật nhất là cây gỗ Thủy Tùng. Loại cây này cực kỳ hiếm, chỉ có ở ba quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc và Lào. Cụ thể, người ta đã tìm thấy cây Thủy Tùng ở Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Tại Việt Nam, hiện có khoảng hơn 100 cây Thủy Tùng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Ea H’Leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Thủy Tùng chỉ có ở 3 nước là Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ảnh: Internet
Thủy Tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis, còn được gọi là cây thông nước. Cây có chiều cao trung bình hơn 30m, đường kính từ 0,6 đến 1m. Gỗ Thủy Tùng có mùi thơm đặc trưng, thớ gỗ mịn và không bị cong vênh, nứt hay mối mọt. Chính vì vậy, gỗ Thủy Tùng thường được sử dụng để chế tác nhà, đồ nội thất cao cấp và đồ mỹ nghệ.
Gỗ Thủy Tùng có hai loại chính: Thủy Tùng xanh và Thủy Tùng đỏ. Thủy Tùng đỏ chủ yếu được chế tác thành các sản phẩm như lục bình, tượng Di Lặc và sập gỗ. Giá của các sản phẩm từ gỗ Thủy Tùng đỏ rất cao, có thể lên đến vài chục triệu đồng hoặc thậm chí hàng trăm triệu đồng. Ví dụ, một khúc gỗ Thủy Tùng dài 1m và đường kính 80cm có thể có giá khoảng 250 triệu đồng.
Không chỉ có giá trị kinh tế cao, Thủy Tùng còn có công dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh: Internet
Vào năm 2017, một cây Thủy Tùng quý hiếm hơn 500 tuổi ở Đắk Lắk đã bị chặt trộm. Vì loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nên việc bảo tồn và quản lý nghiêm ngặt là rất cần thiết. Những hành vi chặt trộm cây Thủy Tùng đã bị lên án mạnh mẽ và các đối tượng vi phạm bị xử lý nghiêm khắc.
Không chỉ có giá trị kinh tế cao, từng có tin đồn Thủy Tùng có thể chữa được bệnh ung thư. Thời điểm đó, hàng nghìn người đã vào rừng đi tìm cây Thủy Tùng. Trước tình trạng Thủy Tùng bị "săn lùng", các nhà khoa học đã tìm cách nhân giống loại cây này. Các chuyên gia cho rằng Thủy Tùng là loài cổ thực vật, theo thời gian, môi trường sống thay đổi nên cây bị thoái hóa. Vì vậy, để bảo tồn chúng, các nhà khoa học tập trung nghiên cứu nhân giống. Nếu trồng với số lượng đủ lớn, sinh cảnh phù hợp, Thủy Tùng có thể tự thụ phấn, sinh sản bằng hạt.
Năm 2011, UBND tỉnh Đắk phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý. Năm 2022, ban quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh Thủy Tùng được thành lập nhằm bảo vệ những cây Thủy Tùng tự nhiên hiếm hoi còn sót lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm