Khám phá

Loại gỗ quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng: Có thể đổi màu, đắt và cứng nhất thế giới

Loại gỗ này có rất nhiều công dụng, thuộc vào loại gỗ đắt đỏ và khan hiếm nhất thế giới, đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

'Vua của các loại gỗ' cứng gấp 2 lần thép, đạn bắn cũng không thủng, có thể thay thế kim loại: Tuổi thọ trung bình 300-350 năm / Chiếc bàn cũ kĩ bị vứt xó hóa ra lại là báu vật 400 tuổi làm từ gỗ sưa, được giới sưu tầm cổ vật Á - Âu ra sức truy lùng

Gỗ Lignum Vitae (tên khoa học là Guaiacum officinale) là một loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ. Gỗ Lignum Vitae có độ cứng rất cao, xếp thứ 5 trong danh sách các loại gỗ cứng nhất thế giới. Độ cứng của gỗ được đo bằng thang Janka, với giá trị Janka của gỗ Lignum Vitae là 4.390 lbf. Độ cứng cao giúp gỗ Lignum Vitae có khả năng chịu lực và chịu va đập tốt.

cay-1-gwic-1700475061.png
Ảnh minh họa

Gỗ Lignum Vitae cũng có khả năng chịu nước cao. Gỗ có thể ngâm trong nước trong thời gian dài mà không bị mục nát. Khả năng chịu nước cao giúp gỗ Lignum Vitae được sử dụng trong các ứng dụng ngoài trời, chẳng hạn như làm thuyền buồm, cầu tàu, và đồ nội thất ngoài trời.

Lignum Vitae khi trưởng thành, đạt kích thước khoảng 10m, đường kính khoảng 6m. Màu sắc của gỗ có thể biến đổi theo thời gian, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng chúng có thể chuyển từ màu ô liu, xanh đậm hoặc nâu sậm cho tới đen. Vân gỗ có hoa văn dạng hạt, từ thẳng đến xoắn ốc, hơi lồng vào nhau với độ bóng rất cao.

lignum-vitae-2-6037-7000-1700475061.jpg

Ngoài các công dụng làm các ồ nội thất cao cấp, nhạc cụ,…chẳng hạn như bàn ghế, tủ, và giường… thì trước đây, gỗ Lignum Vitae còn được làm dược liệu chữa các loại bệnh đau nhức. Không những thế, mảnh vụn của gỗ còn được sử dụng để pha trà.

lignum-vitae-3-6575-4706-1700475061.jpg

Gỗ Lignum Vitae là một loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ. Giá của gỗ phụ thuộc vào độ tuổi, kích thước và chất lượng của gỗ. Gỗ Lignum Vitae có tuổi đời càng cao thì giá trị càng cao. Hiện nay, do sự khai thác quá mức, gỗ Lignum Vitae đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của IUCN. Vì vậy, nguồn gỗ Lignum Vitae rất khan hiếm, các cơ quan chức năng đang tìm các biện pháp để bảo tồn loài cây gỗ quý này.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm