Khám phá

Loại gỗ quý hiếm hơn cả gỗ sưa, 96% nguồn cung từ Brazil, nguy cơ tận diệt vì bị 'mafia' truy lùng ráo riết

Gỗ sưa được biết tới là loại gỗ quý hiếm và đắt đỏ bậc nhất châu Á nhưng trên thế giới có một loại gỗ còn hiếm hơn cả gỗ sưa và đang có nguy cơ tận diệt, đó là gỗ Ipê.

Loài vi sinh vật bí ẩn sống ở 2.800m dưới lòng đất: Sống ở nơi khắc nghiệt hiếm loài nào tồn tại / Tiết lộ bí ẩn gây 'sốc' về những loài động vật có thể ngửi thấy mùi sợ hãi ở con người

Gỗ Ipe (hay còn được viết là gỗ Ipê) gần như là loại gỗ độc quyền của Brazil khi quốc gia châu Mỹ này chiếm tới 96% nguồn cung gỗ Ipê trên thế giới. Gỗ Ipê lấy từ cây Ipe - loại cây chỉ xuất hiện ở lưu vực sông Amazon, Brazil. Đặc biệt, cho đến hiện tại không tồn tại bất cứ rừng Ipe nhân tạo nào nên số gỗ Ipe trên thế giới đều hoàn toàn là gỗ tự nhiên. Nguyên nhân là bởi cây Ipe là loài rất "khó nuôi". Chúng thường có xu hướng sống giữa các loại gỗ khác, mật độ cực thấp khoảng 1 cây/10ha. Chưa kể chúng còn phát triển cực kì chậm, mất tới 80-100 năm thì 1 cây Ipe mới đạt đường kính thân từ 1m trở lên. Không ngoa khi nói gỗ Ipe còn quý hiếm hơn cả gỗ sưa vì ít nhất, người dân có thể tự trồng sưa, thời gian trưởng thành của cây sưa cũng ngắn hơn cây Ipe rất nhiều. `

Cây Ipe

Gỗ Ipe rất cứng và bền, chống mối, mục,... vô cùng tốt, cộng thêm sự quý hiếm của nó nên trên thị trường trung bình mỗi mét khối gỗ Ipe có giá 3.775USD (khoảng 90 triệu đồng tiền Việt - số liệu năm 2022). Với giá trị kinh tế và nhu cầu mua lớn, hiển nhiên gỗ Ipe là đối tượng mà lâm tặc săn lùng ráo riết. Vấn đề là, để tìm được 1 cây gỗ Ipe, chúng có thể đi tới 10km và sẵn sàng san phẳng nhiều cây gỗ khác để "mở đường", nạn phá rừng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, lâm tặc trộm gỗ Ipe nhiều đến mức ở Brazil còn xuất hiện một thuật ngữ là "Ipe mafias" để chỉ những băng nhóm lâm tặc hoạt động trong lưu vực sông Amazon, chuyên truy lùng gỗ Ipe để trộm.

Một khúc gỗ Ipe được rao bán với giá 8.790 USD

Theo thống kê, trong giai đoạn 2017 - 2021 có ít nhất 525 triệu mét khối gỗ Ipe đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Theo quy định của chính quyền liên bang Brazil thì diện tích rừng được phép chặt hạ là 2,5 triệu héc ta. Thế nhưng, thống kê của Tổ chức Gỗ nhiệt đới quốc tế thì diện tích rừng đang bị lâm tặc chặt hạ để lấy gỗ Ipe ước tính lên tới 16 triệu héc ta,gấp 6 lần so quy định được đưa ra. Gỗ Ipe đang đứng trước nguy cơ bị tận diệt khi "Ipe mafias" ngày càng táo tợn và tinh vi hơn trong việc săn lùng loại gỗ này.

Gỗ Ipe là đối tượng mà bọn lâm tặc đặc biệt nhắm tới

Hiện nay, các quy định trong việc bảo tồn cây gỗ Ipe ở Brazil hiện còn khá lỏng lẻo và nhiều bất cập. Chính phủ nước này áp dụng biện pháp kêu gọi sử dụng các loại gỗ khác thay thế cho gỗ Ipe nhưng có vẻ như cách này không thực sự hiệu quả. Công tác bảo tồn bằng cách chia khu nhượng quyền có vẻ như khả thi hơn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm