Loài kiến với quy tắc giao thông 'trên cả tuyệt vời'
1001 thắc mắc: Loài kiến nào có nọc độc gấp 12 lần nọc rắn hổ mang? / Loài kiến nào được đặt tên 'chiến binh' có thể chữa vết thương cho đồng loại?
Một nhà khoa học người Đức Drik Helbing và các cộng sự của mình đã tìm hiểu phương thức di chuyển của các loài kiến trong suốt một khoảng thời gian, họ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về cộng đồng loài kiến.
Helbing và các cộng sự đã làm thí nghiệm từ một tổ, họ tạo hai làn đường khác nhau, một làn đường rộng hơn làn đường còn lại. Sau một khoảng thời gian di chuyển, những con kiến đua nhau chạy tới cục đường hẹp khiến nó trở nên đông đúc và tắc nghẽn. Tuy nhiên điều đặc biệt là khi một con kiến quay về tổ trên đường hẹp, gặp một con khác rời tổ, chúng sẽ cố gắng đẩy con kia sang làn đường rộng.
Quy tắc giao thông của loài kiến rất đáng để con người học tập
Nhóm nghiên cứu mở rộng cả hai làn đường rồi lặp lại thí nghiệm. Do chiều rộng tăng lên đáng kể nên tình trạng tắc nghẽn không xảy ra. Lần này các chuyên gia nhận thấy những con kiến quay trở về không đẩy lũ kiến bò ra khỏi tổ nữa.
Sau khi phân tích băng ghi hình hai lần thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy mặc dù những con kiến bị đẩy phải đi một quãng đường dài hơn, song chúng vẫn tới được đích nhanh hơn so với khi đi bằng đường hẹp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu các tài xế có thể cung cấp thông tin về tình hình giao thông cho những người đi ngược chiều giống như kiến thì tình trạng tắc nghẽn giao thông trên khắp hành tinh sẽ giảm đáng kể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Người ngoài hành tinh chắc chắn tồn tại – Đừng kiêu ngạo nghĩ rằng loài người là duy nhất'
CLIP: Săn được lửng mật, sư tử vẫn bị con mồi 'làm khó'
CLIP: Khỉ 'bắt cóc' em bé 2 tuổi mang ra đường và cái kết đầy kịch tính
Dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh được phát hiện cách trái đất 124 năm ánh sáng
CLIP: Sư tử già nhận cái kết thê thảm sau khi bị đàn trâu rừng hành hạ

Lộ diện "quái thú hai ngón" kỳ lạ: Nửa chim, nửa thú giữa sa mạc Gobi