Khám phá

Loại mãng xà lớn nhất Việt Nam, rất nguy cấp trong Sách đỏ: Nặng hơn 120kg, nuốt chửng được 1 con bê

Loại rắn lớn nhất Việt Nam có thể dài đến 6m, nặng hơn 120kg, loại trăn này đang nằm trong sách đỏ Việt Nam với tình trạng 'rất nguy cấp.

Tìm ra loài côn trùng lớn nhất từng xuất hiện trên Trái đất, giống hệt 1 loài quen thuộc ở Việt Nam / Loài vật duy nhất trên thế giới có ‘của quý’ như đại bác, con đực xếp hàng chờ được ‘ân ái’ với con cái

Ở Việt Nam, trăn đất Python molurus chính là loài rắn có kích thước và cân nặng lớn nhất.

Việt Nam đã phát hiện và công bố hơn 300 loài rắn, mỗi loài đều có những đặc tính sinh thái, màu sắc khác nhau, phù hợp với môi trường sống.

Sở hữu kích thước lớn khiến nhiều loại mãng xà có được vũ khí lợi hại để lẩn tránh kẻ thù cũng như tìm kiếm thức ăn.

Trong hơn 300 loài có mặt ở Việt Nam, trăn đất Python molurus chính là loài rắn có kích thước và cân nặng lớn nhất. Theo đó, một số cá thể loài này được tìm thấy ở Vườn quốc gia U Minh đạt độ dài khoảng 8 m (kích thước trung bình khoảng từ 4 m đến 6 m) và có cân nặng hơn 120 kg. Trăn đất Python molurus có đầu dài, nhỏ, màu nâu xám.

Loài rắn này có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Trăn đất có mặt trên lưng màu xám nhạt hay vàng nhạt.

Chúng có đầu dài nhỏ và hai tấm vảy môi trênc mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt).

 

Theo đó, đây là loại rắn lành cỡ lớn trong nhà trăn Pythonidae. Kích thước trung bình của loại này rơi vào khoảng 4 - 6m. Theo dữ liệu của Animal Diversity, có cá thể loài này trên thế giới nặng đến 137kg.

Ở nước ta, loại trăn khổng lồ này xuất hiện ở khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam cho đến các vùng rừng tràm và rừng đước Nam Bộ.

Loài trăn này cũng được tìm thấy ở các nước như Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia.

Đây là loài có thẩm mỹ cũng như giá trị khoa học cao nên số lượng loài trăn này ở Việt Nam ngày càng hiếm. Loài trăn này xếp vào hạng rất nguy cấp ở Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.

Loại trăn này có môi trường sống là các rừng thưa, đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo, vực nước, đầm lầy….

 

Loài trăn đất có thể leo cây và cuốn mình vào các cành cây chìa trên mặt nước. Chúng có thói quen kiếm mồi vào ban đêm và ưa ngâm mình vào những ngày nóng bức. Mùa đông, chúng trú đông tránh rét từ 2 đến 4 cá thể trong những hang hốc tự nhiên. Chúng chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm, nhiều nhất vào lúc xẩm tối. Chúng ưa ngâm mình vào trong nước trong những ngày nóng bức.

Thức ăn của trăn đất là những loài thú nhỏ như thú gặm nhấm, chim, ếch nhái, bò sát, hươu nai cỡ nhỏ….

Vào tháng 5 vừa qua, một con trăn đất với cân nặng khoảng 35kg, dài hơn 2m đã bò vào trang trại và nuốt chửng bê con 2 tháng tuổi của một gia đình ở Hà Tĩnh.

Loài trăn này sinh sản hàng nay và có mùa giao phối từ tháng 10 đến tháng giêng năm sau (ở vùng Minh Hải), còn ở miền Bắc thì muộn hơn là từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau. Trong mùa trăn hội, thường có tới 3 - 5 trăn đực tìm đến một trăn cái. Tuy nhiên chỉ có một con đực được giao phối còn các cá thể đực khác cuốn với nhau thành một búi lớn.

Sau 2-3 tháng mang thai, trăn cái sẽ đẻ được từ 15 đến 60 quả trứng. Sau khi ấp trứng bằng cách cuộn tròn lấy ổ, trứng sẽ nở sau khoảng hai tháng (56 - 85 ngày). Những con trăn sơ sinh dài khoảng 52 - 61cm và nặng khoảng 80 - 140g, 7 - 10 ngày sau khi nở, chúng sẽ lột xác lần đầu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm