Loài quái vật ở châu Phi, đoạt mạng cả cá sấu
Rùng rợn truyền thuyết về ‘Lợn địa ngục’, quái vật có thực từng xuất hiện tại Bắc Mỹ / Bí ẩn về quái vật hồ Loch Ness cuối cùng cũng có thể được giải đáp nhờ điều này
Cùng với rừng rậm Amazon, những khu rừng ở châu Phi được coi là nơi bí ẩn nhất thế giới. Cũng chính vì thế, có không ít những lời đồn hay câu chuyện truyền thuyết về các loài quái vật sống ở đây.
Một trong những loài quái vật nổi tiếng nhất chính là Dingonek, đến giờ vẫn có rất nhiều người dân bản địa tin vào sự tồn tại của loài quái vật này ở châu Phi.
Chân dùng loài quái vật có đầu giống báo, thân hình phủ vảy cứng |
Lần đầu tiên có báo cáo về việc nhìn thấy Dingonek chính là của nhà thám hiểm John Alfred Jordan vào năm 1907. Ông cho biết mình đã nhìn thấy sinh vật này ở trên con sông Maggori của Kenya.
Khi đó, nhà thám hiểm này đã bắn một phát đạn vào nó khi thuyền của ông bị tấn công trên sông. Sau khi trúng đạn, con quái vật nhanh chóng chạy trốn.
Theo mô tả của nhà thám hiểm này, quái vật Dingonek này dài tới hơn 4m có phần đầu giống một con báo nhưng lớn hơn. Đặc biệt, sinh vật này có hai chiếc răng dài mọc từ hàm trên xuống giống như các con sư tử biển.
Bao phủ trên thân là một lớp vảy cứng sắc nhọn. Nó được cho là sinh vật lưỡng cư, thường sống gần các sông hồ hay khu vực có nước.
Một thợ săn có tên Edgar Beecher Bronson cũng cho biết từng gặp loài quái vật này với những mô tả giống như nhà thám hiểm Jordan. Ông gọi nó là “hải mã rừng”.
Theo những câu chuyện của người dân bản địa, loài quái vật này được cho là rất mạnh và sở hữu tậptính lãnh thổ cao. Chúng có thể sẽ giết chết hà mã, cá sấu hay những người dân khi tới quá gần với chúng.
Anh Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'