Khám phá

Loài rắn béo nhất thế giới Gaboon Viper khủng khiếp như thế nào? Nó có đủ mạnh để cạnh tranh với hổ mang chúa?

Ở châu Phi có một loài rắn cực độc, với những đoạn video lúc di chuyển vô cùng ngây ngô của nó lập tức gây xôn xao mạng xã hội.

Chùm ảnh hiếm khiến phụ huynh thời hiện đại ngỡ ngàng về cách trẻ em thời xưa được trông giữ 'cẩn thận' / CLIP: Vừa ‘rời khỏi nhà’, lợn bướu đã chạm trán với ‘sát thủ thảo nguyên’ và cái kết đáng buồn

Những video trên mạng về loài rắn với thân hình mập mạp cùng việc di chuyển rất chậm, ngày càng có nhiều người bắt đầu nghi ngờ sức mạnh của nó. Có người cho rằng loài vật béo và chậm chạp, có vẻ như vô hại này không hề đe dọa đến con người và động vật. Một số người khác lại cho rằng rắn hổ mang chúa to lớn và độc như vậy nếu khi nhìn thấy Gaboon Viper cũng phải tránh né trước những cạnh sắc nhọn của nó. Vậy loài Gaboon Viper có sức mạnh thực sự như thế nào? Nó có đủ mạnh để cạnh tranh với rắn hổ mang chúa?

>> Xem thêm: Độc đáo loài cá mập 150 tuổi mới bắt đầu giao phối, 'ân ái' bằng cách ‘cắn’!

rắn độc 0

Loài rắn béo nhất thế giới Gaboon Viper.

Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu loài rắn độc được mệnh danh là béo nhất thế giới này. Gaboon Viper hay rắn hổ lục Gaboon, là một loài rắn độc phân bố tại những khu rừng mưa và rừng gỗ có nhiều nước thuộc khu vực châu Phi cận Sahara. Chúng được mọi người biết đến là loài rắn độc béo nhất trên thế giới với tên khoa học là "Bitis gabonica".

>> Xem thêm: Con sông ngắn nhất Việt Nam, là thủy phận của loài ‘quái ngư’ quý hiếm trên thế giới

Gaboon Viper thuộc phân họ Viperinae.Đây là thành viên lớn nhất thuộc chi Bitis của họ rắn lục. Chúng là loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới, dài đến 5 cm, nhả ra liều lượng nọc độc cao nhất so với bất kỳ loài rắn độc nào khác. ChiBitiscó thể là một loài xa lạ với chúng ta. Vì phân bố chủ yếu ở châu Phi và không tồn tại ở các khu vực khác, nên chúng ít được biết đến.

Những loài rắn thuộcchi Bitis đềucó đặc điểm chung là thân hình béo phì và kích thước ngắn. Trong số đó, rắnGaboon Viperlà loài có cơ thể to nhất. Chiều dài cơ thể củaGaboon Vipertrung bình chỉ 1,2-1,5 mét và con lớn nhất khoảng 2 mét. Chu vi ấn tượng của loại này có thể phát triển đến kích thước bằng đùi con người và nặng tới 15 kg. Một số người có thể nghĩ rằng trọng lượng này nghe có vẻ không có gì, nhưng đối với rắn, trọng lượng này là quá béo.

>> Xem thêm: Loài chim 'vip nhất thế giới' có giá đến nửa tỷ đồng: Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia

 

rắn độc 0

Trên thực tế, người ta thường hiểu sai về trọng lượng của rắn. Chúng ta thường nghe người ta nói rằng họ từng thấy rắn hổ mang chúa nặng hàng chục cân. Nhưng thực tế, bình quân những con rắn hổ mang chúa bị con người bắt được chỉ nặng khoảng 6 kg, dài khoảng 5 mét hoặc sống lâu hơn có thể phát triển đến 15 kg. Nhưng loàiGaboon Vipercó thể đạt đến trọng lượng này chỉ với chiều dài cơ thể 2 mét, và nó được gọi là loài rắn béo nhất trên thế giới.

>> Xem thêm: Phát hiện loại kim loại quý hơn cả đất hiếm ở Tân Cương, được sử dụng trong chế tạo tên lửa

Vì béo phì nên sức mạnh củaGaboon Viperquả thực rất mạnh. Khi săn mồi, nó sẽ thu phần thân trước lại thành hình chữ S, sau đó dùng sức mạnh của phần thân sau để đẩy cả cơ thể về phía trước một đoạn ngắn nhằm tạo ra lực cắn với cú tấn công bất ngờ, rồi ngoan cố cắn chặt con mồi không buông để truyền nọc độc vào nạn nhân.

Với phần đầu giống hình chiếc lá, rắn hổ lục Gaboon chuyên hoạt động về đêm, hòa lẫn vào lá rừng trên đất trong lúc chờ phục kích con mồi lang thang tới gần. Là thợ săn mồi bị động, chúng chuyên nhắm vào động vật có vú nhỏ, chim, ếch nhái. Tuy nhiên, vài mẫu vật rắn hổ lục Gaboon thậm chí tiêu hóa cả nhím và linh dương. Ngay cả lợn rừng con, hươu cao cổ con, thằn lằn lớn... cũng không thể thoát khỏi miệng nó. Nạn nhân sau khi bị cắn sẽ từ từ trúng độc và mất sức đề kháng, sau đó chết và trở thành thức ăn của rắn.

 

- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm