Loài rận tí hon ký sinh trên 100% mặt người
Chấy rận trên khủng long lông / Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn "thủy quái" không xương thời hiện đại
Loài rận mặt D. brevis ngắn hơn và tròn trịa hơn so với loài rận mặt D. folliculorum. Chúng dành phần lớn cuộc đời mình làm tổ sâu bên trong tuyến bã nhờn ở nang lông của người.Ảnh: Yourwildlife.org |
Theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí PLOS One, những con ký sinh trùng tí hon vô hình trước mắt thường có tên gọi chung là Demodex. Chúng có họ hàng với loài nhện và trông giống một cái kem ốc quế với các chân ngắn tũn ở một đầu.
Demodex sống trong các nang lông trên mặt người, chôn đầu xuống đất và ăn dầu do tuyến bã nhờn của chúng ta tiết ra. Mặt người hiện dung chứa 2 loài rận là Demodex folliculorum và Demodex brevis. Chúng không phải là những họ hàng gần của nhau.
Trang NPR dẫn lời Megan Thoemmes, một nhà nghiên cứu đến từ Đại học North Carolina (Mỹ) cho biết: "Những con rận mặt thực sự trông rất đáng yêu. Với 8 chiếc chân bé xíu, chúng trông gần như đang bơi qua lớp dầu tiết ra từ tuyến bã nhờn".
Khi tiến hành kiểm tra ADN với 29 người, nhóm nghiên cứu phát hiện 100% những người trên 18 tuổi mang ADN của rận Demodex. Các cuộc kiểm tra đối với nhiều người tình nguyện hơn nữa cũng cho kết quả 100% tương tự.
Các chuyên gia kết luận, rận Demodex dường như ký sinh trên mặt của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, họ trấn an rằng, những sinh vật tí hon này có vẻ không gây ra bất kỳ vấn đề nào.
Các nhà khoa học hiện không biết những con rận mặt đã lây lan từ người sang người như thế nào. Tuy nhiên, có một giả thuyết là, chúng được truyền từ mẹ sang con trong quá trình cho bú.
Những người trẻ tuổi ít có khả năng dung chứa rận Demodex hơn, nhưng chúng được tìm thấy ở hầu hết các tử thi. Rận Demodex có thể bò trên mặt của chúng ta vào ban đêm, khi trời tối.
Loài rận mặt D. folliculorum sống nông hơn ở các nang lông. Ảnh: Yourwildlife.org |
Nhà nghiên cứu Michelle Trautwein, chuyên gia ngành côn trùng học, nhận định: "Rận Demodex dường như tồn tại cùng chúng ta từ ngày xửa, ngày xưa. Khi con người thuở sơ khai bắt đầu rời khỏi châu Phi và tìm đường tới khắp nơi trên toàn cầu, họ có thể đã mang theo những con rận cùng với họ. Vì vậy, chúng tôi muốn biết liệu ADN Demodex có thể phản ánh lịch sử tiến hóa của con người hay không, bằng cách cho phép chúng ta lần ngược trở lại những con đường di trú cổ xưa của con người".
Chuyên gia Trautwein nhấn mạnh, một trong các bí ẩn gây tò mò nhất và cũng chưa có lời giải đáp là cách thức con người có rận mặt như thế nào. Theo bà, có lẽ những ký sinh trùng tí hon này là một hệ thống mẫu về quá trình tiến hóa đồng thời. Nhiều khả năng là, mỗi khi bất kỳ loài động vật có vú nào tiến hóa, các con rận ký sinh trên cơ thể chúng cũng như vậy. Mỗi loài rận đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của khu vực xung quanh chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ