Loài rồng 250 triệu năm tuổi với cái đầu khổng lồ kì lạ ở Nga
Rùng mình trận chiến hoàng gia của rồng Komodo / Đôi rồng bị chặt đầu và những bí ẩn về thành đá nhà Hồ
Hoá thạch của con quái thú là một loại phiên bản tiền sử của rồng Komodo - những sinh vật có nguồn gốc từ các đảo Komodo, Rinca, Flores và Gili Motang của Indonesia.

Hình ảnh phục dựng được cho là của loài rồng Garjainia.
Xương hoá thạch cho thấy sinh vật này có một cái đầu khổng lồ với những chiếc răng khổng lồ bên trong miệng được mô tả là tương tự như những con dao sắc lẹm có thể xé con mồi thành những mảnh vụn.
Điểm đặc biệt khiến giới khoa học thích thú đó là chúng có cái đầu khổng lồ không cân xứng so với những hộp sọ của khủng long.
Khu vực phát hiện hoá thạch nằm cách thành phố Orenburg khoảng hơn 70km. Qua kiểm tra xác minh, các chuyên gia xác định nó là một thành viên trong một nhóm bò sát được gọi là erythrosuchids.
Hoá thạch của con quái thú được gọi là Garjainia, có chiều cao hơn 3m và đi lang thang khắp các khu vực khác nhau trên toàn cầu, bao gồm Đông Âu, Nam Phi, Ấn Độ và Trung Quốc.
Điều này là không quá khó hiểu bởi vì nó sống vào thời của tồn tại siêu lục địa Pangea trước khi vùng đất của Trái đất bị phá vỡ và chia tách như các lục địa mà chúng ta biết ngày nay.
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Richard Butler thuộc Đại học Birmingham cho biết điều đáng ngạc nhiên hơn là hoá thạch được bảo quản rất tốt.
"Erythrosuchids là loài bò sát ăn thịt tồn tại ngay sau khi thời kỳ tuyệt chủng hàng dẫn đến cuộc khủng hoảng sinh thái lớn nhất trong lịch sử Trái đất”, Richard Butler cho biết.
Erythrosuchids còn được gọi là "cá sấu đỏ" vì thân hình dài và có răng khổng lồ, tồn tại chỉ vài triệu năm trước khủng long. Điều này có nghĩa là chúng sẽ là kẻ săn mồi thống trị trên đất liền thời kỳ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'