Khám phá

Loài tắc kè nhỏ chỉ bằng con… ruồi

Trên một hòn đảo thuộc Madagascar, người ta đã phát hiện một con tắc kè nhỏ nhất thế giới. Nó nhỏ đến nỗi có thể nằm trên đầu que diêm.

Tấm ảnh tắc kè ngụy trang hoàn hảo khiến dân mạng sửng sốt / Tắc kè tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất sau 100 năm

Loài tắc kè này còn nhỏ hơn đầu ngón tay.

Tạp chí Nga Rosbalt cho hay trên hòn đảo nhỏ Nosy Naga thuộc quần đảo Madagascar có một loài tắc kè tí hon, có tên khoa học là Broookesia micra, chiều dài trung bình từ đầu mũi đến chót đuôi chưa bao giờ vượt quá 30 milimet. Sở dĩ kích thước của chúng chỉ “tí xíu” như thế là vì nguồn thực phẩm của chúng rất hạn chế và các nhà sinh học đã phải đặt vấn đề làm sao nhân giống để cứu được loài này trong điều kiện cuộc sống của chúng rất không an toàn.

Tạp chí Vòng quanh thế giới của Nga còn cho biết thêm, ngoài loài Brookesia micra còn ba loài tắc kè tí hon khác nữa chỉ nhỉnh hơn đôi chút. Cả bốn loài chỉ hoạt động ban ngày, còn ban đêm chúng ngủ trên cây. Hai trong số bốn loài này đang đứng trước nguy có tuyệt chủng vì không gian sống bị thu hẹp do nạn phá rừng đang xảy ra tại đảo này.

Chúng ta nhớ lại rằng trước kia người ta đã tìm thấy tại Papua New Guinea một loài nhái nhỏ nhất thế giới, tên khoa học là Paedophryne amauensis chỉ dài 7 milimet. Trước đó nữa danh hiệu “nhỏ nhất thế giới” được trao tặng cho loài nhái vàng ở Braxin, tên khoa học là Brachycephalus didactylus khi phát hiện nó còn nhỏ hơn loài nhái Cuba Eleutherodactylus Iberia. Cả hai loài nhái này đều có chiều dài dưới 1 centimet.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm