Loài trăn có thể giải bài toán "đau đầu" của nhân loại
Bộ tộc đàn ông ‘bất khả chiến bại’: Đi bộ được ‘trên không’ mới trưởng thành / Hoàng hậu tỏa mùi thơm như Hàm Hương, bị chồng bắt lột đồ trước mặt hàng trăm người đàn ông là ai?
Nuôi trăn lấy thịt có thể mang lại lợi ích tới không ngờ (Ảnh: Getty).
Nói đến loài trăn, chúng ta thường ít nghĩ đến việc giết chúng, hoặc nuôi để lấy thịt. Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học quốc tế, nuôi trăn lấy thịt có thể mang lại lợi ích tới không ngờ.
Daniel Natusch, nhà nghiên cứu từ Đại học Macquarie (Úc), khẳng định việc dựa vào thịt trăn như một nguồn thức ăn chính là hoàn toàn khả thi. Trên thực tế, việc này có thể mang đến nhiều lợi thế cho chuỗi cung ứng thức ăn toàn cầu.
Điều này xuất phát từ khả năng nhịn ăn đặc biệt của loài trăn, giúp chúng có thể điều chỉnh quá trình trao đổi chất và duy trì thể trạng trong nhiều tình huống khác nhau. "Đây là điểm mấu chốt trước tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu", Daniel cho biết.
"Trăn có thể nhịn ăn trong vài tháng mà không mất nhiều khối lượng cơ thể. Điều này khiến chúng trở nên lý tưởng để nuôi trong điều kiện nguồn cung cấp thức ăn và nước uống không được đảm bảo".
Bằng việc nghiên cứu 2 loài trăn phổ biến ở Thái Lan và Việt Nam, có tên khoa học lần lượt là Malayopython reticulatus và Python bivittatus, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng tỷ lệ thức ăn tiêu thụ của trăn so với lượng thịt sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loài được nuôi để lấy thịt khác.
Cụ thể, tỷ lệ này ở trăn đạt 1.2, so với 1.5 đối với cá hồi, 2.8 đối với thịt gia cầm, 6.0 đối với thịt lợn và 10.0 đối với thịt bò. Trong đó, tỷ lệ thấp hơn có nghĩa là hiệu quả cao hơn.
Nói cách khác nếu nuôi trăn, người chăn nuôi có thể đạt lợi nhuận cao hơn, với một chi phí thấp hơn dành cho số tiền mua thức ăn.
"Việc nhân giống và nuôi trăn trong các cơ sở nuôi nhốt để lấy thịt hoặc kinh doanh là hoàn toàn khả thi về mặt sinh học và kinh tế", các nhà nghiên cứu của dự án cho biết.
Một lợi thế khác là trăn cũng có thể được cho ăn protein thải ra từ các ngành công nghiệp thực phẩm. Bởi vậy, việc lựa chọn thức ăn cho chúng cũng không gặp nhiều thử thách.
Dẫu vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trước khi nói tới việc đưa điều này vào thực tế. Đầu tiên là việc thiết lập mô hình thế nào để nuôi trăn đúng cách, bao gồm trang thiết bị, điều kiện môi trường… Sau đó, tất nhiên là câu hỏi liệu thịt trăn có được thị trường chấp nhận không, hay liệu thịt của chúng có ngon không, và hàm lượng dinh dưỡng thế nào…
Cuối cùng, nỗi sợ hãi cố hữu của con người khi nhắc tới các loài động vật bò sát máu lạnh như trăn, rắn… rõ ràng là chưa thể xóa nhòa. Nhiều người khi mới chỉ nhắc tới chúng là đã "rùng mình", thì liệu tới bao giờ tiềm năng nông nghiệp của trăn mới được đón nhận ở quy mô toàn cầu?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ