Loài vật được ca ngợi thịt ngon hơn thịt rồng, cực tốt cho sức khỏe nhưng nông dân không muốn nuôi
Bí kíp ăn ngon, mặc đẹp và săn hình lung linh ở Phú Yên / Về Thái Nguyên uống trà, ngắm cảnh, thưởng thức đồ ăn ngon
Ảnh minh họa
Rồng là loài vật trong truyền thuyết, đến việc nhìn thấy đã khó, chứ đừng nói đến ăn thịt được nó. Thế mà xưa kia người Trung Quốc lại có câu:“Thịt lừa dưới đất còn ngon hơn thịt rồng trên trời”.Tại sao lại có phép so sánh kỳ lạ này? Một loài vật bình thường của nhà nông, lại được đánh giá cao hơn cả loài vật linh thiêng?
Ở Trung Quốc, thịt lừa rất được ưa chuộng. Người ta có thể làm há cảo nhân thịt lừa, bánh burger thịt lừa, mì thịt lừa… Theo cuốn “Nhật hoa bản thảo”, thịt lừa không chỉ ngon mà còn đặc biệt tốt cho sức khỏe. Nó có thể giải được tâm kinh phiền não, buồn bực, chứng cuồng phong. Người khí huyết không đủ lại càng được khuyên dùng thịt cừu. Còn y học hiện đại thì cho biết, thịt lừa có lượng lớn protein, axit amin, ít cholesterol và chất béo. Nó còn cung cấp canxi, phốt pho, carbohydrate, galein động vật nên người già hay trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy ăn cũng rất tốt.
Thịt lừa được bán với giá khá phải chăng. Tại Trung Quốc, 1 cân thịt lừa có giá khoảng 140 NDT (gần 500.000 VNĐ), da lừa hì khoảng 50 NDT (khoảng 170.000 VNĐ). Thế nhưng tại sao người nông dân lại không thích nuôi lừa?
Theo tìm hiểu, có 3 lý do khiến nông dân Trung Quốc không mấy hào hứng với việc nuôi lừa.
Đầu tiên là vì nhu cầu người mua không lớn. Dù nó ngon, được ưa chuộng nhưng người Trung Quốc vẫn thích chọn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm thay vì thịt cừu vì giá tốt hơn. Thông thường chỉ có nhà hàng cao cấp, khách sạn mới nhập thịt cừu về với số lượng lớn. Thế nên nông dân cho rằng việc nuôi lừa là khá mạo hiểm với họ.
Thứ hai, chi phí nuôi lừa không hề rẻ. Một con lừa có chu kỳ sinh trưởng càng dài thì chi phí thức ăn càng lớn, lợi nhuận của người dân vì thế lại bị ít đi. Được biết, giá lừa giống hiện tại khoảng 3.000 – 4.000 NDT (khoảng 10 triệu – hơn 13 triệu VNĐ).
Mất khoảng hơn 1 năm để 1 con lừa trưởng thành. Trong thời gian đó, chi phí thức ăn mất khoảng 2.000 NDT (gần 6,8 triệu đồng), tiêm phòng 500 NDT (gần 1,7 triệu VNĐ). Như vậy, trung bình nông dân tốn khoảng 5.000 – 6.000 NDT (từ 17 triệu – hơn 20 triệu VNĐ), nhưng họ cũng chỉ thu về khoảng 2.000 – 3.000 NDT (khoảng 6,8 triệu – hơn 10 triệu VNĐ).
Thứ ba, chu kỳ sinh sản của lừa khá dài. Lừa cái phải mất hơn 1 năm mới sinh được một con lừa con. Tiếp đến lừa con mất 1 năm rưỡi để trưởng thành. Quả thực con số này quá chênh lệch với gà, lợn. Nông dân nuôi lừa không thể thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận không đáng kể. Thế nên họ không muốn nuôi loài này làm kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…