Khám phá

Loài vật là 'dân chơi' đẳng cấp nhất hành tinh, nhai cuốn chiếu để tăng hưng phấn

Loài vượn cáo ở Madagascar đã được đặt cho biệt danh "dân bay chính hiệu" khi chúng thường xuyên "phê" độc cuốn chiếu.

Khám phá loài sinh vật có kỹ năng săn mồi thành công tới 60%, vượt trội sư tử / Cận cảnh loài rắn mới được phát hiện chỉ có tại Việt Nam

Nếu là fan của bộ phim hoạt hình Madagascar, hẳn bạn sẽ ấn tượng với vua vượn cáo King Julien XIII. Trong phim, con vượn này và những người bạn thân của anh ta luôn có những hành động thất thường và thích tiệc tùng. Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân thực sự: có thể chúng đã phê!

loai-vat-la-dan-bay-dinh-nhat-hanh-tinh-2-1695267769.jpg
Một con vượn cáo có vẻ ngoài ngộ nghĩnh. Ảnh: Internet

Vượn cáo đen, giống như tất cả các loài vượn cáo là loài đặc hữu của đảo Madagascar, có chế độ ăn chủ yếu là trái cây. Tuy nhiên, theo định kỳ, vượn cáo sẽ bắt một trong những loài cuốn chiếu lớn màu đỏ, được tìm thấy trên đảo. Thay vì ăn, vượn cáo đen sẽ nhẹ nhàng cắn lên con cuốn chiếu rồi ném nó trở lại mặt đất như đánh bóng.

Khi cuốn chiếu bị bắt, chiến lược phòng thủ của chúng là cuộn tròn thành một cuộn. Hầu hết các loài cuốn chiếu cũng có các tuyến đôi ở chân tiết ra một tổ hợp hóa chất độc hại, bao gồm cả xyanua, có tác dụng ngăn chặn phần lớn các loài săn mồi hiệu quả. Nhưng nó không ngăn cản được loài vượn cáo đen, kẻ ném đá của vương quốc động vật.

Sau khi vượn cáo cắn một con cuốn chiếu, nó phun ra chất độc. Con vượn sẽ lấy chất này chà xát khắp lông.

loai-vat-la-dan-bay-dinh-nhat-hanh-tinh-3-1695267769.jpg
Trong phim hoạt hình Madagascar, con vượn cáo King Julien láu lỉnh và dễ thương, có những điểm tính cách giống như vượn cáo ngoài đời thực. Ảnh: Internet

Vài năm trước, một nhóm các nhà nghiên cứu tình cờ phát hiện một con vượn cáo cái đang thực hiện nghi thức kỳ quái. Trên tay trái nó là một con cuốn chiếu vừa mới được bắt từ nền rừng. Khi các nhà khoa học quan sát, con vượn cáo cạp nhẹ con cuốn chiếu, gặm nhấm một cách tham lam cho đến khi nó rỉ ra thứ nước màu cam. Tiếp đó, con vượn cáo chà mạnh những giọt nước này lên bộ phận sinh dục, hậu môn và đuôi của nó. Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi xứng đáng, nó nuốt chửng con cuốn chiếu, nhưng việc làm này dường như chỉ là phần phụ so với màn xoa bóp trước đó.

Người ta tin rằng con vượn cáo đang tự điều trị ký sinh trùng ở ruột, vốn gây ngứa hoặc tụt cân. Những ký sinh trùng này cũng đẻ trứng trên mông các con vượn, gây ra những vết ngứa.

 

loai-vat-la-dan-bay-dinh-nhat-hanh-tinh-4-1695267769.jpg
Những con cuốn chiếu khổng lồ ở Madagascar là "nguồn thuốc" phong phú để vượn cáo phê pha. Ảnh: Internet

Những con cuốn chiếu vốn tiết ra các chất độc để tránh bị kẻ săn mồi rình rập. Tuy nhiên, loài vượn cáo lại tìm kiếm chúng vì Benzoquinone, một chất có tính năng diệt ký sinh trùng và chống vi khuẩn. Bằng cách dùng dung dịch nước bọt kết hợp dịch của cuốn chiếu,loài linh trưởng có thể chống lại côn trùng và ký sinh trùng hiệu quả.

Các nhà khoa học nghiên cứu về các loài linh trưởng khác tin rằng benzoquinones có thể bảo vệ chống lại các bệnh do muỗi truyền như sốt rét hoặc sốt vàng da. Chất tiết này còn có tác dụng như một chất gây mê, khiến vượn cáo tiết nhiều nước bọt và rơi vào trạng thái say.

loai-vat-la-dan-bay-dinh-nhat-hanh-tinh-5-1695267769.jpg
"Ánh mắt thất thần, nụ cười ngờ nghệch" của vượn cáo sau khi "phê thuốc". Ảnh: Internet

Mặc dù những chất hóa học diệt côn trùng này có thể độc cho các loài linh trưởng nếu tiêu thụ ở liều cao nhưng về cơ bản, nó giúp ngăn chặn nhiễm khuẩn.

Khi bị cạp cắn liên tục, cuốn chiếu sẽ tiết ra nhiều chất hóa học hơn. Vượn cáo tận dụng chất này, mạnh dạn xoa và ngậm giun để chiết xuất thuốc chống ký sinh trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa rõ những con vượn này làm thế nào để tiêu hóa độc tố từ cuốn chiếu.

1

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm