Loài vật mà Ngô Thừa Ân không dám cho làm yêu quái trong Tây Du Ký
Vì sao quan lại thời xa xưa phá án bằng dấu vân tay dù không có công nghệ kỹ thuật hiện đại? / Tại sao chai rượu sâm panh trên tàu Titanic không bị nổ tung dù chìm sâu dưới nước biển hơn 100 năm trước?
Là 1 trong tứ đại danh tác của Trung Quốc, Tây Du Ký để lại ấn tượng sâu sắc đối với công chúng. Ngay cả bộ phim chuyển thể Tây Du Ký 1986 cũng trở thành một tượng đài trong lòng nhiều khán giả.
Trong truyện, Ngô Thừa Ân đã tạo hình cho rất nhiều nhân vật yêu quái và tiên nhân. Những yêu quái này thường có địa vị và thân phận khác nhau. Một số là thú cưỡi của thần tiên, một số lẻn khỏi Thiên Đình để tác oai tác quái dưới hạ giới, cũng có một số là quái vật nhỏ bình thường. Tuy nhiên, trong số nhiều sinh vật biến thành yêu quái, có một loài vật không xuất hiện. Tại sao vậy?
Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân
Ngô Thừa Ân ngay từ khi còn nhỏ đã có sự tò mò về yêu quái và ma quỷ. Ông thích tìm kiếm các tác phẩm liên quan để nghiên cứu. Sau khi từ chức về quê, ông bắt đầu viết Tây Du Ký.
Ông đã kết hợp tình hình xã hội thời đó với những yêu quái, ma quỷ và thần linh trong tưởng tượng. Trong bối cảnh lúc bấy giờ, khi Đường Huyền Trang đi bộ đến Thiên Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh, câu chuyện được xây dựng dựa trên sự kiện này.
Trong quá trình phát triển tiểu thuyết, 4 thầy trò Đường Tăng đã gặp nhiều yêu quái và thần tiên với nhiều địa vị và thân phận khác nhau. Chính những yếu tố này đã tạo nên tác phẩm nổi tiếng khiến thế hệ sau phải kinh ngạc.
Về việc xây dựng cốt truyện tổng thể, kết quả cuộc hành trình thỉnh kinh không quá quan trọng với độc giả. Ngược lại, những trận đối đầu với các yêu quái trên đường đi mới khơi dậy hứng thú của mọi người.
Cốt truyện xoay quanh việc giải quyết khó khăn, nguy hiểm trên đường đi, việc đụng độ các yêu quái và những chuyện kỳ lạ khác nhau của cả 4 thầy trò. Cuối cùng, vượt qua mọi trở ngại, họ đã có được chân kinh. Điều này phản ánh sự kết hợp giữa trải nghiệm thực tế và khao khát cái đẹp trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân.
Nghệ thuật khắc họa nhân vật của truyện cũng rất xuất sắc, khiến người đọc cảm nhận được sự trọn vẹn của câu chuyện và nguồn cảm xúc mà tác giả muốn thể hiện. Đọc một tác phẩm xuất sắc như vậy, rất nhiều người tò mò: Trong chuyện có nhiều loại động vật biến thành yêu quái, tại sao lại không có loài mèo?
Tại sao mèo không biến thành yêu quái trong Tây Du Ký?
Hầu hết yêu quái trong Tây Du Ký đều được lấy cảm hứng từ những loài động vật chúng ta nhìn thấy hàng ngày. Trong phiên bản điện ảnh và truyền hình, chúng ta có thể thấy nhiều loại quái vật khác nhau biến hình từ dạng người về dạng động vật. Do đó, trong quá trình xây dựng tính cách nhân vật, nhà văn cũng dựa vào đặc điểm của các loài động vật. Ví dụ, yêu quái do thỏ biến thành thì có ngoại hình đáng yêu, hồn nhiên, có khả năng hát hò nhảy nhót.
Ngược lại, những yêu quái như gấu đen, sư tử... thường có vẻ ngoài to lớn, tính tình nóng nảy sau khi biến thành dạng người. Điều này có thể khiến những người yêu mèo hiện đại thắc mắc: Vì sao không có một yêu quái mèo trong Tây Du Ký? Liệu có phải thời điểm đó chưa có mèo?
Thực tế tất cả điều này liên quan đến bối cảnh lịch sử thời đó.
Ngô Thừa Ân sống ở thời vua Gia Tĩnh, nhà Minh. Gia Tĩnh đế rất thích mèo, thậm chí còn thành lập một bộ phận riêng để nuôi mèo, gọi là "phòng mèo". Tại đó có những nhân viên đặc biệt chăm sóc mèo cho hoàng đế.
Thời đại có tác động lớn đến tính cách và tác phẩm của một người. Ngô Thừa Ân từ nhỏ đã rất hứng thú với những tác phẩm về yêu quái nhưng lại không gặp may mắn trong sự nghiệp. Khi Tây Du Ký được viết 10 chương đầu, Ngô Thừa Ân đã gần 50 tuổi. Tác phẩm chứa đựng phần lớn những hiểu biết sâu sắc về cuộc đời của ông, chịu ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử. Nội dung tác phẩm cũng phải phù hợp với mục tiêu theo đuổi giá trị của triệu đại. Đây là lý do tại sao mèo không thể trở thành yêu quái trong Tây Du Ký.
Ảnh hưởng chính trị trong thời kỳ Gia Tĩnh
Trong triều đại Minh, người có liên quan mật thiết nhất với mèo chính là Hoàng đế Gia Tĩnh. Trong thời gian cai trị, ông thường không thiết triều thường xuyên, nhưng vẫn có cách để quan lại trung thành và phản bội tìm được chỗ đứng của mình. Điều này cho thấy năng lực tài tình của hoàng đế.
Ngoài ra, trong thời gian riêng tư, vua Gia Tĩnh rất thích nuôi mèo. Theo cách nói của người hiện đại thì ông chính là "con sen" của loài mèo. Sự yêu thích quá độ có thể ảnh hưởng đến triều chính. Sau khi con mèo cưng qua đời, vua Gia Tĩnh còn yêu cầu chôn cất nó trong quan tài.
Vì vậy, thời bấy giờ, mèo được xem là linh vật của quốc gia, không thể bị biến thành yêu quái trong tiểu thuyết. Nếu trong một tiểu thuyết nào đó, mèo bị biến thành yêu quái thì nó sẽ bị cấm. Người dân thời đó cũng không muốn đọc những thứ giống như sách cấm.
Có thể nói rằng Ngô Thừa Ân đã hiểu rất thấu đáo vấn đề này. Không chỉ riêng ông mà nhiều tác giả cùng thời cũng hiểu tầm quan trọng của loài mèo lúc bấy giờ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ