Khám phá

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại

Nhân vật ngày hôm nay là một phụ nữ đến từ Na Uy, cô ấy luôn tin rằng bản thân mình là một con mèo bị mắc kẹt trong cơ thể của con người.

Kỳ lạ ban công búp bê giống hệt trong phim kinh dị / Kỳ lạ: Người phụ nữ tỏa ra hương thơm như nước hoa

Chỉ cần tìm kiếm nhanh trên Google với dòng chữ "psychological condition where human believes he is an animal" (Hội chứng tâm lý con người luôn tin rằng mình là động vật), bạn sẽ tìm ra vô vàn kết quả khác nhau và một loạt các liên kết dẫn đến các chứng rối loạn khác nhau. Nhưng có lẽ kết quả cho ra nhiều nhất là hội chứng Lycanthropy lâm sàng có lẽ là hội chứng tiêu biểu nhất cho tình trạng này. Nó được định nghĩa là một chứng rối loạn tâm thần hiếm gặp, là một hội chứng tâm thần lâm sàng có liên quan đến một ảo tưởng rằng những người bị ảnh hưởng có thể biến hóa hoặc chuyển đổi thành một động vật nói chung không phải con người nhưng thông thường là loài chó sói.

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại - Ảnh 1.

Lycanthropy được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, với lykos là sói và anthropos là đàn ông.

Tuy nhiên, khi tìm kiếm kỹ lưỡng hơn, Google đã đưa ra một gợi ý khác - Species Dysphoria ( tạm dịch: Hội chứng loạn dưỡng loài). Nó được mô tả là hội chứng tâm lý mà những người mắc tin rằng bản thân thực sự của họ không phải con người, thay vào đó, họ là một loài động vật. Các chuyên gia tâm lý mô tả những người mắc hội chứng này là "những người tin rằng mình là một loài động vật cụ thể nào đó, hoặc linh hồn động vật đã được hóa thân trong cơ thể của con người". Hội chứng loạn dưỡng loài có thể bao gồm: cảm giác của các chi ảo liên quan đến loài, chẳng hạn như cánh, móng vuốt, đuôi,... Hoặc cảm giác cơ thể đang sở hữu không phải của bản thân.

Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về hội chứng này, chúng ta có thể tìm hiểu câu chuyện từ chính những người trong cuộc. Nhân vật của ngày hôm nay là một phụ nữ tên là Nano, đến từ Oslo ở Na Uy, và có lẽ bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để tìm kiến trên Google về nhân vật này.

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại - Ảnh 2.

Trong một video trên Youtube, Nano tuyên bố rằng bản thân cô sở hữu nhiều đặc điểm của loài mèo như thính giác nhạy bén, thị lực cực tốt và cực kỳ ghét nước. Cô ấy thể hiện danh tính thực sự của mình bằng cách đeo một đôi tai mèo, găng tay chân mèo và một cái đuôi nhân tạo. "Tôi chẳng khác nào một chú mèo với những tiếng kêu meo meo", Nano chia sẻ.

 

Nano tuyên bố lần đầu tiên cô nhận ra rằng mình là một con mèo khi cô 16 tuổi. Đây cũng chính là thời điểm các bác sĩ và nhà tâm lý học chẩn đoán cô "bị khiến khuyết về gen". Tuy nhiên, với Nano thì đó lại là bằng chứng về "phần mèo" trong cô. "Sự nhầm lẫn của tạo hóa khiến tôi sinh ra là người", Nano cho biết. "Bác sĩ tâm lý cho rằng tôi có thể bỏ thói quen như 'mèo' nhưng tôi không nghĩ vậy".

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại - Ảnh 3.

Và cũng chính vì những tuyên bố hùng hồn như vậy, cô đã được hẳn chương trình truyền hình The Young Turks của Mỹ tìm gặp. Khi Nano đi qua nhà ga trung tâm của Oslo, phóng viên yêu cầu cô xác định những thứ mà cô có thể nhìn thấy hoặc nghe thấy mà các giác quan của con người không thể nhận thấy.

 

Nano nhanh chóng tập trung vào âm thanh của va li lăn trên mặt đất, chìa khóa kêu lục cục trong túi và người có băng găm dưới giày. Theo người phụ nữ Na Uy, khả năng nghe được tăng cường này là một trong những lợi thế lớn nhất của việc trở thành một con mèo. Cô cũng tuyên bố có khả năng nhìn vào ban đêm. "Tôi có thể nhìn rõ hơn trong bóng tối so với ánh sáng ban ngày", cô ấy nói. "Tôi đã chạy theo những con vật rất nhiều lần vào ban đêm vì tôi có thể nhìn thấy trong bóng tối". Tuy nhiên, Nano chưa bao giờ bắt được chuột, mặc dù cô đã cố gắng hết sức.

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại - Ảnh 4.

Nano tin rằng tính cách và các nét tâm lý đặc trưng của mình chứng tỏ phần mèo lấn át phần người trong cô. Cô cho biết mình thấy thoải mái khi di chuyển trong tư thế bò bằng tay và đầu gối hơn là đứng trên hai chân.

Mối quan hệ của cô với người bạn thân nhất của con người cũng không mấy tốt đẹp. Cô ấy thường rít lên khi nhìn thấy một con chó và giải thích rằng "… đó là do hành vi của loài mèo và bản năng của tôi là tự động phản ứng bằng cách rít lên". Những thói quen và cách cư xử của cô ấy phản ánh gần giống mèo. Cô ấy thú nhận rằng cô ấy thích ngủ trong bồn rửa hoặc trên bệ cửa sổ. Tại một thời điểm, phóng viên hỏi Nano rằng liệu cô có phải sinh ra trong cơ thể không đúng với loài của mình hay không, Nano đã nói rằng điều đó hoàn toàn đúng.

 

Loạn dưỡng loài, hội chứng ám ảnh tâm lý khó hiểu thời hiện đại - Ảnh 5.

Tuy nhiên, Nano không phải là một người đơn độc, cô cũng có một người bạn tên Svein, và được biết anh chàng này có rất nhiều tính cách khác nhau, một trong số đó là mèo. Trong khi phỏng vấn Svein, anh ấy tiết lộ rằng hai người họ thường giao tiếp bằng cách kêu "meo meo". Để chứng minh, Nano đưa ra một loạt tiếng meo meo mà, được cho là "Nào, đi thôi", và Svein xác nhận rằng anh ấy hiểu từng tiếng trong số chúng.

"Đột nhiên tôi bắt đầu kêu meo meo hoặc cô ấy kêu, sau đó chúng tôi trả lời nhau và giao tiếp bằng tiếng mèo", anh nói. Cuối cùng, Nano nói rằng việc sinh hoạt giống như mèo khiến cô kiệt sức, nhưng không hề có ý định thay đổi tố chất bẩm sinh của mình. "Tôi tin rằng mình sẽ mãi sống như một chú mèo".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm