Loạt ảnh chân dung ấn tượng về con người các bộ tộc ở Ethiopia
Bộ tộc kỳ lạ ở châu Phi: Vỗ béo đàn ông và dành sự tôn trọng với nam giới bụng phệ / Bộ tộc giàu nhất châu Phi, xa hoa không kém gì đại gia Dubai: Làm ăn nhìn trang sức để đánh giá, đến đôi dép lê cũng được đính vàng
Với 200 bộ tộc, sử dụng 83 ngôn ngữ khác nhau, Ethiopia là một đất nước rộng lớn với cảnh quan hấp dẫn, đáng kinh ngạc cùng nền văn hóa phong phú. Sự đa dạng của tôn giáo và các bộ tộc tạo nên bản sắc, nét đặc trưng mà không có quốc gia trên thế giới có được.
Loạt bức chân dung này được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Omar Reda, trong chuyến đi cuối cùng của ông đến thung lũng Omo, miền Nam Ethiopia.
Những người trong các bức ảnh của Omar Reda đến từ 3 bộ tộc khác nhau với nền văn hóa cũng hoàn toàn khác nhau. Mỗi bộ tộc ở Ethiopia có những đặc điểm riêng về lối sống, ngôn ngữ, trang phục và các nghi lễ. Điều tạo nên vẻ độc đáo của quốc gia này chính là nghệ thuật trang trí của các bộ tộc. Nó phản ánh vẻ đẹp và cá tính của họ.
Phụ nữ bộ tộc Daasanach
Daasanach là bộ tộc bán du mục với khoảng 50.000 cư dân sống trong thung lũng Omo thuộc miền Nam Ethiopia. Trong quá khứ, người dân trong bộ tộc từng sống lang thang từ nơi này qua nơi khác để chăn nuôi, trồng trọt theo mùa. 50 năm qua, họ mất khá nhiều đất đai. Đến nay, người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Cũng như nhiều bộ tộc khác, người Daasanach di chuyển đến khu vực gần sông Omo để tồn tại nhờ trồng trọt.
Thay vì trở thành phế liệu, những đồ như nắp chai, đồng hồ đeo tay, cặp tóc, được người dân tận dụng làm thành món trang sức đặc biệt. Người phụ nữ của bộ tộc Daasanach còn dùng chúng biến thành tóc giả.
Phụ nữ bộ tộc Hamar
Tất cả bộ lạc ở thung lũng Omo đều trang điểm, đeo đồ trang sức truyền thống. Và phụ nữ Hamar cũng không phải là ngoại lệ. Họ rất quan tâm đến việc làm đẹp một cách tỉ mỉ, công phu. Họ thường đeo chuỗi hạt, vòng kim loại và làm tóc rất cầu kỳ.
Phụ nữ bộ tộc Mursi
Phụ nữ bộ tộc Mursi nổi tiếng với những chiếc "môi đĩa", vì họ cho rằng đó là niềm kiêu hãnh và dấu hiệu của sức mạnh. Những bé gái khi 15 hoặc 16 tuổi đã được khoét môi dưới để nhét những chiếc đĩa vào. Qua nhiều năm tháng, lỗ cắt dưới môi ngày càng lớn ra và chiếc đĩa lồng vào cũng lớn theo.
Tục lệ khoét môi, khoét tai đeo đĩa là một trong những phong tục có từ thời nguyên thủy của bộ lạc. Đây cũng được xem như những món đồ trang sức thể hiện vẻ đẹp người phụ nữ Mursi.
- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: CNN/The Sun.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ