Khám phá

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm

Khác hẳn không khí trang nghiêm bên trong Tử Cấm Thành, bên ngoài là một không gian sôi động, nhộn nhịp.

9 hình ảnh y học cổ xưa gây ám ảnh người xem / Ngỡ ngàng vẻ đẹp kiến trúc thời Trần từ Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan

Lịch sử Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ thời Nghiêu Thuấn, nhưng vào lúc đó không được tổ chức vào tháng Giêng. Đến thời Hán Vũ Đế mới được định tổ chức Tết Nguyên Đán vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch.

Các Hoàng đế Trung Hoa đều xem trọng ngày lễ này, đặc biệt nhất là các Hoàng đế thời nhà Thanh. Theo "Thanh Sử Cảo: Lễ chí", vào sáng mùng 1 tháng Giêng, bá quan văn võ sẽ tập trung tại điện Thái Bảo để chúc Tết Hoàng đế. Sau đó, Hoàng đế sẽ rút hầu bao chứa "gậy như ý" đã chuẩn bị sẵn giao cho thái giám phân phát cho các viên quan. "Gậy như ý" này thường là làm từ vàng, bạc hoặc bằng ngọc.

Bên trong Tử Cấm Thành là không khí đón Tết trang nghiêm, nhưng bên ngoài lại là một không gian nhộn nhịp hoàn toàn trái ngược.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 1.

Người dân đi dạo ngày Tết, khắp phố phường lúc nào cũng đông đúc người qua lại.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 2.

Một số phụ nữ quý tộc bó chân gót sen dắt con trẻ xuống phố mua sắm cho ngày Tết.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 3.

Ngày Tết là cơ hội kiếm tiền rất tốt đối với một số người bán hàng rong.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 4.

Những người phụ nữ đang dắt con trẻ hướng về gian nhà thờ tổ tiên của gia tộc. Đây là một nét văn hóa đặc biệt của người Trung Quốc từ xa xưa, cúng bái tổ tiên vào dịp năm mới và cầu được phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 5.

Đây là cách người dân dưới triều nhà Thanh chào nhau vào mỗi dịp Tết đến gọi là "Tác Áp".

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 6.

Thứ đang được đặt trên chiếc ghế đẩu chính là thứ mà con người thời xưa thường đốt vào mỗi dịp năm mới: Pháo. Pháo có lịch sử xuất hiện lâu đời, người dân thời nhà Thanh luôn đốt pháo hoa rực rỡ để chào mừng một năm mới đang đến.

 

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 7.

Trong ảnh là một số vị khách đang mua pháo tại một cửa hàng ở Bắc Kinh (Trung Quốc).

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 8.

Vào ngày mùng 1 tháng Giêng, trẻ con sẽ phải lạy các bậc trưởng bối trong nhà để chúc Tết. Đây là một nghi thức truyền thống lâu đời ở Trung Quốc.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 9.

Bàn thờ rước Thần Tài của một thương nhân Mãn Châu sống tại Liêu Ninh (Trung Quốc). Sau khi kết thúc tế lễ, cửa căn phòng này sẽ được đóng chặt lại để ngăn các vị thần rời đi.

Loạt ảnh hiếm khắc họa rõ nét ngày Tết thời nhà Thanh: Người dân đi lại tấp nập khắp phố xá, pháo là thứ không thể thiếu trong ngày đầu năm - Ảnh 10.

Phố xá Bắc Kinh (Trung Quốc) luôn tấp nập người qua lại trong dịp năm mới.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm