Loạt ảnh hiếm thời nhà Thanh hơn 100 năm: Người dân nhổ răng giữa đường, đệ nhất kỹ nữ gây bất ngờ
CLIP: Báo hoa mai hóa ‘tử thần trên không trung’, đoạt mạng linh dương trong nháy mắt / Tại sao con người thời cổ đại lại ghét quạ đến vậy?
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử của Trung Quốc. Triều đại này cũng trở thành nguồn tư liệu trong nhiều bộ phim nổi tiếng ở Trung Quốc. Triều đại nhà thanh do gia tộc Ái Tân Giác La thống trị. Giai đoạn cực thịnh của nhà Thanh trải qua ba đời hoàng đế Khang Hi, Ung Chính và Càn Long. Sử gọi là “Khang – Càn thịnh thế”. Tuy nhiên, triều đại này dần suy yếu trong thế kỷ 19 và bị sụp đổ vào năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi với sự kiện Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng buộc phải thoái vị.
Trong thời kỳ cuối của triều đại nhà Thanh, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nên có một số công nghệ bắt đầu du nhập vào Trung Quốc. Một trong số đó phải kể đếnmáy ảnh.Ban đầu, người dân tỏ ra lạ lẫm với việc chụp ảnh. Tuy nhiên, sau đó, nó dần trở nên phổ biến và giúp lưu lại những hình ảnh về con người, cảnh vật cách đây hơn 100 năm.
Vậy, cách đây hơn 100 năm, cuộc sống của người dân thời nhà Thanh như thế nào? Loạt ảnh hiếm dưới đây sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
Người ngồi giữa trong bức ảnh này là Ái Tân Giác La Tải Đào (1887 – 1970). Ông là cháu nội của hoàng đế Đạo Quang, con trai thứ 7 của Thuần Hiền Thân vương Dịch Hoàn và chú của hoàng đế Phổ Nghi.Lúc sinh thời, Tải Đào là một tông thất có tầm ảnh hưởng vào cuối thời nhà Thanh. Ông còn được biết đến là một trong “Nhị vương Tam Bối lặc” (bao gồm Thuần Thân vương Tải Phong, Khánh Thân vương Dịch Khuông và tam bối lặc là Tải Đào, Tải Chấn và Dục Lãng).
Năm 1910, Ái Tân Giác La Tải Đào dùng thân phận là Khảo sát Lục quân Đại thần để đến nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo và Nga để khảo sát quân đội. Đến tháng 5 cùng năm, vị Bối lặc này được cử sang Anh với tư cách là Đặc sứ Đại thần (tương đương với chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao).
Cảnh một số người bán hàng rong tại một ga tàu vào cuối thời nhà Thanh.
Bức ảnh chụp một trường tư thục tại Quảng Châu năm 1863. Lớp học này gồm những đứa trẻ khoảng 5, 6 tuổi. Chúng được học chữ, luyện viết và học các cuốn sách cổ về nhân, lễ, nghĩa, hiếu như Tam tự kinh, Bách gia tính...
Vì có nhan sắc xinh đẹp và tài ca hát nên từng có người bỏ ra tới 12.000 lượng vàng để chuộc thân cho Dương Thúy Hỷ và dâng bà cho một viên quan tên là Tải Chấn, con trai của Khánh Thân vương Dịch Khuông. Sau đó, do bị tố cáo lên triều đình nên viên quan này buộc phải gửi Thúy Hỷ đến nhà của một người giàu họ Vương ở Thiên Tân. Tại đây, bà làm vợ lẽ của người đàn ông họ Vương.
Tuy nhiên, cuộc sống ấm êm này chỉ kéo dài trong vài năm. Sau khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, số phận của đệ nhất kỹ nữ Bắc Kinh cũng không rõ đi đâu về đâu. Có thể nói số phận Dương Thúy Hỷ đúng với câu nói “hồng nhan bạc mệnh”.
Bức ảnh chụp cảnh người dân nhổ răng trên đường phố vào cuối thời nhà Thanh.
Một vị tiểu thư trong gia đình giàu có ở Quảng Châu ngồi kiệu. Có hai người phụ trách khiêng kiệu và một nha hoàn đi sau theo hầu vị tiểu thư này.
Một người ăn xin ngồi xổm trong một chiếc giỏ vào cuối thời nhà Thanh.
Hai người thợ mộc đang cưa những thân gỗ lớn thành nhiều tấm ván.
Một người đầu bếp và đồ đệ ở Bắc Kinh. Vào cuối thời nhà Thanh, những gia đình bình dân thường thuê những người đầu bếp này để nấu nướng khi có đám cưới, mừng thọ, đám tang. Bởi chi phí thuê họ rẻ hơn khi đến nhà hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?