Phóng to bức họa người phụ nữ khóc 100 lần, chuyên gia phát hiện chi tiết ẩn chứa câu chuyện buồn
'Thần tượng số 1' trong lòng Phổ Nghi: Không phải Khang Hi hay Càn Long, mà là vị Hoàng đế băng hà vì lao lực / Gần 1.000 năm trước UFO đã xuất hiện, bắt dân? Sự thật vụ án 'Quỷ Vành Mũ' chấn động Tống triều
Năm 1998, họa sĩ người Anh Chris Ofili đã trở thành họa sĩ da màu đầu tiên giành được giải thưởng Turner, giải thưởng nghệ thuật danh giá trên thế giới, với bức tranh mang tựa đề "No Woman, No Cry"(cao 2,4m, rộng 1,8m, nhiều lớp trên vải canvas).Tựa đề của tác phẩm này cũng gây chú ý lớn khi được Ofili lấy cảm hứng từ tên một bài hát ra mắt năm 1974 của nhạc sĩ người Jamaica Bob Marley.
Họa sĩ Chris Ofili
Bức tranh "No Woman, No Cry"
Bức tranh này đặc biệt vẽ chân dung của một người phụ nữ da màu đang khóc giữa tấm lưới đan bằng nhiều hình mẫu trừu tượng. Người phụ nữ có mái tóc sẫm màu và nước da đen bóng. Cô ấy trang điểm bóng mắt xanh, môi son đỏ, đeo một chuỗi hạt màu nằm ngay dưới chân tóc và một chiếc vòng cổ mảnh màu đen. Được biết, Chris Ofili đã sáng tạo nên bức tranh này nhằm bày tỏ lòng kính trọng đối với Doreen Lawrence, mẹ của cậu thiếu niên Stephen Lawrence.
Theo đó, vào năm 1993, cậu thanh niên Stephen Lawrence đã trở thành tâm điểm khi thiệt mạng sau một vụ tấn công phân biệt chủng tộc và phải mất nhiều năm, gia đình Lawrence mới có thể vận động để đòi lại công bằng cho con trai họ.Mặc dù không phải là bức chân dung trực tiếp của Doreen Lawrence nhưng nhân vật trong "No Woman, No Cry" này được họa sĩ lấy cảm hứng từ bà.
Mô tả về bức tranh, Ofili đã cho biết:"Hình ảnh đọng lại trong tâm trí tôi không chỉ là mẹ của cậu ấy mà là nỗi buồn, nỗi buồn sâu sắc dành cho một người sẽ không bao giờ quay trở lại".
Chi tiết ẩn gây xúc độngBức tranh này sau đó đã nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người yêu nghệ thuật cũng như cộng đồng người chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, phải cho đến khi người ta phóng to bức tranh, sự tinh tế của tác giả trong việc kể câu chuyện về cậu thanh niên xấu sốStephen Lawrence và nỗi buồn của người mẹDoreen Lawrence mới được lột tả một cách rõ rệt.
Được biết, ngay khi phóng to bức tranh, người ta nhận thấy rằng, thực chất, bên trong mỗi giọt nước mắt của người phụ nữ trong tranh đều là hình ảnh gương mặt củaStephen Lawrenceở trung tâm. Qua đó, thể hiện rõ tình yêu thương, sự đau lòng dành cho chàng trai này.
Ngoài ra, tác giả cũng tinh tế cài cắmdòng chữ "RIP Stephen Lawrence 1974–1993" (Tạm dịch: Yên nghỉ nhé Stephen Lawrence 1974-1993) chính giữa bức tranh. Tuy nhiên, do được viết bằng sơn dạ quang, dòng chữ này chỉ có thể được nhìn thấy khi đặt trong không gian tối.
Dòng chữ dạ quang ẩn sau các lớp sơn của bức tranh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam sở hữu loài cây hiếm có khó tìm nhất thế giới, nhiều người bản địa cũng chưa từng được thấy
Bộ tộc kỳ lạ nhất thế giới, không trồng trọt nhưng chưa bao giờ xảy ra tình trạng chết đói
Việt Nam sở hữu loài cây kỳ dị nhất thế giới, có khả năng sinh và nuôi con giống hệt động vật
Người đàn ông đào được 1 vật gỉ sét, bán với giá hơn 100 nghìn, ngỡ ngàng khi biết là bảo vật quốc gia
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa 'chúa tể bầu trời' với loài rắn
Loài động vật duy nhất trên thế giới con đực mang thai và sinh con, rất thân quen với người Việt Nam