Loạt ảnh hiếm về về loài khỉ Bonobo 'khét tiếng' về 'chuyện ấy'
Nổi tiếng với đời sống tình dục bừa bãi nhưng khỉ Bonobo vẫn có những khoảnh khắc đời thường không kém phần thú vị.
Ếch phi tiêu vàng 'hạ sát' hàng chục người trong chớp mắt, nọc độc lấy từ đâu? / Voi giẫm chết quản tượng, bỏ vào rừng theo voi cái


Nhiếp ảnh gia 44 tuổi người Nga Andrey Gudkov đã cất công tới Cộng hòa Dân chủ Congo xa xôi để ghi lại những hình ảnh đời thường rất mực sống động của những con khỉ Bonobo đáng yêu, khiến nhiều người ấn tượng. (Nguồn Sina)

Về cơ bản, khỉ Bonobo sống theo chế độ mẫu hệ, con cái có xu hướng chung là thống trị con đực bằng cách hình thành các liên minh và sử dụng tình dục để kiểm soát con đực. Con đực muốn được chọn để giao phối phải thể hiện được sức mạnh và bản lĩnh của mình. Trong hình là một con khỉ Bonobo đang bóc dừa, thể hiện thực lực. (Nguồn Sina)

Bởi vì theo chế độ mẫu hệ nên những con cái trong đàn thường được phân loại theo cấp bậc. (Nguồn Sina)

Việc phân bậc này rất quan trọng, nó giống với việc danh gia vọng tộc ở con người, ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí của thế hệ sau. (Nguồn Sina)

Theo nghiên cứu, cấp bậc trong hệ thống phân cấp bầy đàn của con đực thường được quyết định bởi thứ hạng của mẹ mình. (Nguồn Sina)

Tuy vậy, dù ở vị trí, cấp bậc nào trong đàn, khỉ Bonobo vẫn cứ sống một cuộc sống vui tươi, nhiều màu sắc. (Nguồn Sina)

Ngoài những khoảng thời gian kịch liệt xung đột lợi ích khi thời kỳ động dục của khỉ Bonobo đến, nói chung khỉ Bonobo sống khá hòa bình. (Nguồn Sina)

Chúng không thường gây chiến nội bộ như những bầy đàn linh trưởng khác. Rất nhiều khoảnh khắc ấm áp như thế này được nhiếp ảnh gia bắt gặp. (Nguồn Sina)

Khỉ Bonobo cũng được cho là rất thân cận con người, nếu đã quen với sự có mặt của người nào đó, khỉ Bonobo sẽ vô cùng quấn quít, thậm chí nảy sinh tư tưởng "yêu đương" với loài động vật cao cấp là con người. (Nguồn Sina)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Sư tử đực đơn độc bị bầy linh cẩu vây hãm khi không còn ở thời kỳ đỉnh cao
Ếch phi tiêu độc – Những 'viên ngọc sống' nguy hiểm bậc nhất rừng rậm Amazon
Vì sao vàng 'chanh sả' tới vậy? Không chỉ đẹp mà còn đắt xắt ra miếng!
Vì sao ớt lại có vị cay? – Bí mật đằng sau cảm giác 'bỏng miệng'
Cột tin quảng cáo