Khám phá

Lời nguyền nào đeo bám gia tộc Kennedy suốt 7 thập kỷ?

Là một trong những gia tộc có tiếng tăm bậc nhất tại Mỹ, dòng họ nhà Kennedy bất ngờ phải hứng chịu những bi kịch đeo bám suốt hơn 7 thập kỷ.

Vì sao chủ hộp đêm bắn chết kẻ ám sát Tổng thống Kennedy? / Khẩu súng được dùng để ám sát ông Kennedy có gì đặc biệt?

Bi kịch bắt đầu

Năm 1940, Rosemary Kennedy, 22 tuổi, đã viết cho bố là ông Joseph P. Kennedy khi đó là Đại sứ Mỹ tại Anh một bức thư: "Bố yêu quý. Con yêu bố. Và con yêu bố rất nhiều".

Rosemary (người ngồi thứ 2 từ phải qua) cùng gia đình
Rosemary (người ngồi thứ 2 từ phải qua) cùng gia đình

Chỉ hơn một năm sau, cũng vẫn cô gái trẻ đó - xinh đẹp, chăm chỉ và luôn muốn làm hài lòng bố - đã không thể nói được một câu đúng nghĩa.

Điều khiến Rosemary bị khuyết tật trí tuệ và mất mọi thứ ở tuổi thanh xuân xảy ra sau khi bố cô quyết định cho cô phẫu thuật thùy não vào năm 1941 - ca phẫu thuật đã khiến cô gái 23 tuổi chỉ có trí tuệ như một đứa trẻ chập chững biết đi.

Rosemary Kennedy
Rosemary Kennedy

Mãi 20 năm sau, khi ông Joseph P. Kennedy bị đột quỵ nặng năm 1961, 8 anh chị em của Rosemary mới biết sự thật về lý do Rosemary biến mất.

Cô gái lúc đó đang sống trong một nơi dành cho người thiểu năng trí tuệ ở Jefferson, bang Wisconsin, cách xa con mắt của dư luận.

Bí mật về Rosemary bị giấu kín và bị coi như nỗi hổ thẹn của gia tộc nổi tiếng nước Mỹ. Cũng bắt đầu từ đây, một chuỗi các bi kịch chết chóc, đau thương liên tiếp giáng xuống đầu nhà Kennedy.

 

Những cái chết oan khiên và thảm khốc

Mở đầu chuỗi thảm kịch là trường hợp qua đời bất ngờ của ông Joseph P. Kennedy Jr., anh trai của Tổng thống Kennedy, năm 1944.

Joseph thiệt mạng khi đang trong nhiệm vụ oanh tạc bí mật tại Anh, giai đoạn Thế chiến thứ 2, vào ngày 12/8/1944. Khi đó, ông mới 29 tuổi và chưa lập gia đình.

Bốn năm sau, năm 1948, Kathleen Kennedy, em gái của Tổng thống Kennedy, qua đời trong một tai nạn máy bay tại Pháp vào ngày 13/8. Trước đó, Kathleen đã kết hôn với con trai và là người thừa kế của Công tước xứ Devonshire.

Ngày 22/11/1963, thời điểm vị tổng thống trẻ nhất lịch sử nước Mỹ, John F. Kennedy, đến thăm thành phố Dallas ở bang Texas cũng chính là ngày định mệnh mà ông rời xa cõi đời. Đến nay, sau hơn 5 thập kỷ, sự thật về cái chết của ông vẫn luôn là một bí ẩn.

 

 Chuyến thăm định mệnh của Tống thổng trẻ tuổi nhất Mỹ - J. F. Kennedy

Chuyến thăm định mệnh của Tống thổng trẻ tuổi nhất Mỹ - J. F. Kennedy

Cái chết của Kennedy đánh dấu lần thứ tư có một vụ ám sát Tổng thống Mỹ thành công. Ba tổng thống bị ám sát trước đó là Abraham Lincoln (14/4/1865), James Garfield (2/7/1881) và William McKinley (6/9/1901).

Ngoài ra, còn có 15 tổng thống Mỹ khác bị ám sát bất thành, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

"Tử thần" cũng chẳng buông tha cho con của Tổng thống Kennedy và phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis. Con gái đầu lòng của vợ chồng tổng thống Mỹ, bé Arabella, qua đời năm 1956 khi còn trong bụng mẹ.

Người con thứ 4, bé Patrick, sinh non hôm 7/8/1963 và mất chỉ sau 2 ngày chào đời vì hội chứng khó thở.

 

Ba anh em trong gia đình của Tổng thống Kennedy (John, Robert và Edward (hay Ted)), trong đó hai người qua đời vì bị ám sát. Ảnh: CNN
Ba anh em trong gia đình của Tổng thống Kennedy (John, Robert và Edward (hay Ted)), trong đó hai người qua đời vì bị ám sát. Ảnh: CNN

5 năm kể từ vụ ám sát Tổng thống Kennedy, năm 1968, người em trai của ông, Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, cũng thiệt mạng vì lý do tương tự.

Robert F. Kennedy (sinh năm 1925), lúc đó là Bộ trưởng tư pháp Mỹ trong chính phủ của anh trai, về sau trở thành thượng nghị sĩ liên bang đại diện cho New York, bị ám sát đang khi vận động tranh cử tổng thống năm 1968.

Robert lập gia đình với Ethel S. Skakel và có 11 người con.

Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, bị ám sát trong buổi vận động tranh cử năm 1968. Ảnh: CNN
Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, bị ám sát trong buổi vận động tranh cử năm 1968. Ảnh: CNN

Ít năm sau khi phu nhân Jacqueline từ trần vì căn bệnh ung thư (năm 1994), người con trai duy nhất còn sống sót, ông John Kennedy Jr., tử nạn trong chuyến bay định mệnh ngày 16/7/1999 khi mới 39 tuổi.

Một người dân khóc và cầm ảnh của John F. Kennedy Jr. tại đám tang của ông năm 1999.
Một người dân khóc và cầm ảnh của John F. Kennedy Jr. tại đám tang của ông năm 1999.

Năm 2009, Thượng nghị sỹ Edward Kennedy (tên thân mật là Ted Kennedy), em trai út cựu Tổng thống Kennedy, qua đời ở tuổi 77 vì khối u trong não.

 

Ngày 16/5/2012, cái chết của bà Mary Richardson Kennedy trở thành sự kiện tạm chốt lại lời nguyền tai ương đã đeo bám dòng họ Kennedy.

Tạm kết

Dù người dân luôn tin nhà Kennedy đã chịu lời nguyền hàng thập kỉ qua, nhưng chỉ duy nhất Thượng nghị sĩ Ted Kennedy là người đầu tiên trong gia tộc thừa nhận chính thức về điều này.

Khi phát biểu trên truyền hình ngày 25/7/1969 về sự cố tai nạn giao thông do chính chiếc xe mà mình điều khiển gây ra, ông Ted nói:"Liệu thực sự có một lời nguyền khủng khiếp đang đe dọa cả nhà Kennedy hay không"?

Về cái chết của Tổng thống John F. Kennedy, các nhà điều tra đã đặt ra hàng chục giả thuyết về kẻ thực sự đứng đằng sau âm mưu sát hại Kennedy.

 

Theo các cuộc thăm dò dư luận, khoảng 70% đến 80% người Mỹ tin rằng, vụ ám sát Tổng thốngJohn F. Kennedy là một âm mưu.Kẻ tình nghi Oswald chỉ là một phần trong âm mưu ấy.

Năm 2013, Vincent Bugliosi, một luật sư, đã ước tính rằng, 42 nhóm, 82 sát thủ và 213 cá nhân đã bị buộc tội trong hàng chục thuyết âm mưu về vụ ám sát Kennedy.

Dòng họ Kenedy danh giá và quyền thế nổi tiếng trên chính trường Mỹ
Dòng họ Kenedy danh giá và quyền thế nổi tiếng trên chính trường Mỹ

Ông Edward Klein, tác giả một quyển sách về lời nguyền nhà Kennedy nhận định: "Gần như mỗi khi một thành viên gia tộc Kennedy sắp đạt được mục đích hay tham vọng của mình thì anh ta phải trả cái giá rất đắt".

Theo nhà báo Ed Payne của Đài Truyền hìnhCNN, “Lời nguyền dòng họ Kennedy” xuất phát từ cửa miệng của một nhà tiên tri thần bí người Indiene, do bị “thần linh trù ếm” nên dòng họ Kennedy sẽ luôn gặp phải bất hạnh,

"Lời nguyền" đó thể hiện bằng những cái chết bất đắc kỳ tử của những người trong dòng tộc cùng những kẻ khác có liên quan.

 

Sau này, mỗi khi chứng kiến cái chết kỳ lạ của bất kỳ người nào trong gia tộc Kennedy, nhiều người suy diễn cho đó là kết quả của “Lời nguyền dòng họ Kennedy”.

Mặc dù những bất hạnh này có thể xảy đến cho bất kỳ ai, nhiều người vẫn xem những thảm họa nối tiếp nhau trút xuống gia tộc Kennedy như là sự ứng nghiệm của “lời nguyền”.

Ông Larry Sabato, nhà khoa học chính trị tại Đại học Virginia (Mỹ) nêu lên một góc nhìn khác về "lời nguyền". "Chưa từng có gia tộc nào tạo ra đến 3 thượng nghị sĩ, 1 tổng thống, 2 ứng viên tổng thống như nhà Kennedy.

Người dân vẫn tin vào chuyện lời nguyền là vì họ quá chú trọng vào nhà Kennedy. Chúng ta gần như biết rất rõ thông tin về mỗi thành viên trong gia tộc và có những ký ức, sự liên quan riêng tới họ".

Đến nay, chuỗi những bi kịch tang thương giáng lên dòng họ Kennedy vẫn đang còn là bí ẩn chưa thể giải mã.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm