Lưới đánh cá bỗng giật mạnh, ngư dân kéo lên, "khóc thét" khi nhìn thấy thành quả
Phát hiện một "ngày tận thế" khá gần đây, hủy diệt 63% động vật / 3 loài động vật có vú cổ đại xuất hiện sau khi khủng long tuyệt chủng
Trong lúc đang thả lưới trong chuyến đi câu giải trí tại Newfoundland, Canada, người thanh niên Garry Goodyear, một ngư dân, bỗng thấy lưới có vẻ bị vướng và kéo sâu ước chừng hơn 800 mét. Quá sợ hãi, anh cùng nhóm đánh bắt đã kéo lưới lên để tìm hiểu nguyên do.
Kéo được lên, anh và cả nhóm đều hoang mang và bất ngờ bởi nó trông kì dị đến mức không một ai trong nhóm có thể xác định được danh tính của loài này. Goodyear cho biết con cá dài gần 1 mét, và anh đã không biết phải xoay sở thế nào với sinh vật này.
Con cá đã mắc vào lưới đánh cá của Garry Goodyear. Ảnh: cbc.ca
Goodyear cho biết sau khi đã chụp ảnh và đăng lên Facebook để xem có ai có thể xác định được danh tính loài của sinh vật hay không. "Tôi thầm nghĩ chắc hẳn đây thuộc loài thú mỏ vịt, bởi sinh vật này có cái mõm lớn và dài".
Trong bài đăng của Garry, một người đã để lại bình luận: "Tôi phát hiện ra rằng đó là một con cá ma Chimaera mũi dài".
Goodyear hoảng hốt chia sẻ thêm: "Chúng tôi không hề biết rằng con quái vật này có gai độc. Tôi nghĩ rằng đây là một con cá bình thường... nên đã bắt vào nó bằng tay không!"
Con cá mà Garry Goodyear bắt được tên là cá ma Chimaera mũi dài
Kết nối với Carolyn Miri, một nhà sinh vật học biển đang công tác tại Sở Thủy sản và Đại dương ở tỉnh Newfoundland và Labrador, cho biết Chimaera là họ hàng xa của cá mập và cá đuối. Sinh vật này rất kì dị. Đây là một loài cá sống ở nước sâu, có thể được tìm thấy trong độ sâu 200 đến 1.000 mét, nhưng nó cũng có thể bò sát dưới đáy biển ở độ sâu tới 3.000 mét dưới bề mặt nước. Loài cá này hiếm khi xuất hiện ở vùng Newfoundland này.
Bà Carolyn Miri giải thích thêm: "Loài cá này hiếm khi được nhìn thấy ở tỉnh Newfoundlands và Labradorians, Canada. Cá Chimaera mũi dài thuộc loài cá sụn, bởi toàn bộ xương cá trên xương sống đều là sụn."
Một con cá Chimaera đang bơi. Ảnh: HuffPost
Lý giải cho cụm từ "Chimaera", bà cho biết đây là một từ có gốc Hy Lạp, xuất phát từ con quái vật lai giữa sư tử, rồng và dê trong truyền thuyết Hy Lạp.
Quay trở lại con cá Chimaera, bà Carolyn Miri cũng chỉ ra cặp vây ngực ở hai bên cá, ngay sau đầu trông như cánh chim. Chimaera trưởng thành có thể dài hơn 150cm, có răng rất nhọn, đủ sức để nghiền nát mọi sinh vật nhỏ như cua, tôm hay sinh vật có vỏ nào đi lạc dưới đại dương.
Bà Carolyn chia sẻ thêm: "Ngoài những thông tin cơ bản này, chúng tôi rất khó tìm ra và nghiên cứu được thêm thông tin về sinh học, lịch sử hình thành và hành vi của chúng, bởi chúng là loài nước sâu, sống ở tận dưới đáy biển và hung tợn".
Nhà khoa học Miri cho rằng nhóm câu cá đã rất may mắn khi quái vật đã chết từ trước khi được đưa lên thuyền. Lý do là bởi sinh vật có gai dài và sắc, khi quẫy, nó có thể tạo ra chấn động lên thuyền và chấn thương nặng nề cho các thuyền viên. Kể cả khi nó không còn sống, mọi người cũng cần phải thật cẩn thận vì mũi và xương của nó rất dài và sắc nhọn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc