Khám phá

Tào Tháo, Lưu Bị trước khi mất đều để lại di ngôn, Tào Phi và Gia Cát Lượng đều không nghe, thay đổi cả lịch sử

Tào Tháo và Lưu Bị trước khi mất đều có những lời dự đoán rất chính xác, chỉ có điều người tiếp nhận lại không quá bận tâm, dẫn đến thay đổi cả lịch sử.

Tào Tháo đem quân đánh Đông Ngô, Tôn Quyền viết 1 lá thư vỏn vẹn 16 chữ, Tào Tháo vừa đọc xong lập tức cho rút quân / Không như Tào Tháo, Tôn Quyền kiêng kỵ các võ tướng, Lưu Bị chỉ dè chừng 1 người duy nhất, đó là ai?

Thực ra cả bộ Tam Quốc sử phần lớn đều xoay quanh cuộc giằng co tranh đấu giữa Tào Tháo và Lưu Bị.

Tào Tháo và Lưu Bị gặp nhau lần đầu khi bình định khởi nghĩa Khăn Vàng, khi đó Lưu Bị biết tin ân sư Lưu Thực bị hoạn quan hãm hại vì vậy muốn đòi lại công bằng, lúc này Tào Tháo cũng mang quân chinh chiến quay về, hai người đã chào hỏi nhau.

Lần thứ hai là trong lần thảo phạt Đổng Trác, khi đó liên quân đánh Đổng gặp phải đối thủ mạnh là Hoa Hùng nhưng vẫn chưa nghĩ ra được kế sách để đối phó, vì vậy Quan Vũ đã tự nguyện đứng ra đi giết Hoa Hùng, sau đó, 3 huynh đệ Lưu Bị lại đẩy lùi được Lã Bố, kể từ đó, Tào Tháo chính thức xem Lưu Bị là đối thủ, hơn nữa còn đối kháng với nhau suốt nhiều năm liền. Điều đáng quan tâm ở đây đó là Tào Tháo và Lưu Bị trước khi mất đều có những lời dự đoán rất chính xác, chỉ có điều người tiếp nhận lại không quá bận tâm, dẫn đến thay đổi cả lịch sử.

Tào Tháo, Lưu Bị trước khi mất đều để lại di ngôn, Tào Phi và Gia Cát Lượng đều không nghe, thay đổi cả lịch sử - Ảnh 1.

Nhân vật Tào Phi trên màn ảnh nhỏ

Tào Tháo trước khi lâm chung có nói với Tào Phi: "Tư Mã Ý phi nhân thần dã, bất dự nhữ gia sự", ý muốn nói Tư Mã Ý không phải kẻ chịu làm thần tử, sau này nhất định sẽ xen vào việc nhà ta, nói Tào Phi phải đề phòng Tư Mã Ý. Vì sao lại như vậy?

Thì ra Tư Mã Ý trước khi gia nhập Tào doanh đã là một thanh niên ưu tú nức tiếng hà Đông, khi Tào Tháo muốn chiêu mộ, Tư Mã Ý thậm chí còn giả bệnh để từ chối, sau này Tào Tháo lấy tính mạng của cả nhà ra ép Tư Mã Ý phải ra làm việc cho mình, Tư Mã Ý lúc này mới ngoan ngoãn phục tùng.

Ban đầu Tào Tháo định lập Tào Thực là thái tử, nhưng Tư Mã Ý lại đứng về phái Tào Phi đồng thời giúp Tào Phi lập kế hoạch mọi chuyện, Tào Phi dưới sự phò tá của Tư Mã Ý đã có được sự ủng hộ của rất nhiều võ tướng và đại thần, có thể nói Tào Phi lên ngôi có sự giúp đỡ không nhỏ của Tư Mã ý. Tào Tháo khi còn sống có thể khống chế được Tưu Mã ý, nhưng sau khi ông mất rồi, sợ rằng không ai có thể áp chế được Tư Mã Ý, vì vậy mới khuyên nhủ Tào Phi như vậy.

Còn Tào Phi lại làm gì? Tào Phi không những không để ý tới những lời của cha mình mà sau khi lên ngôi còn trọng dụng Tư Mã Ý ra mặt, điều Tư Mã Ý nhậm chức ở Thượng Thư, để ông phụ trách toàn bộ chuyện chính sự của Ngụy quốc.

Tư Mã ý đích thị là người có năng lực, ông ra pháp lệnh đem tất cả những mảnh đất hoang chia cho bách tính, đồng thời đưa rất nhiều tài năng có xuất thân bình thường vào triều đình làm việc, Ngụy quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, những nhân sĩ kia cũng trở thành người ủng hộ vô điều kiện cho Tư Mã Ý. Và cái kết cuối cùng thì ai cũng biết, cái giá phải trả cho việc không nghe lời cha của Tào Phi đó là để giang sơn cuối cùng rơi vào tay gia tộc Tư Mã.

 

Về phần Lưu Bị, trước khi mất ông đã giao Thục quốc và A Đẩu cho Gia Cát Lượng, đồng thời cũng nói với Khổng Minh: "Mã tắc ngôn quá kì thực, bất khả đại dụng, quân kì sát chi!", ý muốn nói Mã Tắc nói giỏi hơn làm, không thể trọng dụng, Gia Cát Lượng hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng.

Lưu Bị vì sao nói như vậy?

Năm đó, khi Lưu Bị mới dành được Kinh Châu, anh trai của Mã Tắc là Mã Lương đã gia nhập quân doanh của Lưu Bị, Mã Lương nói với Lưu Bị rằng trong các anh em thì Mã Tắc là người có tài nhất, vậy là Lưu Bị cho phép Mã Tắc gia nhập. Lưu Bị phát hiện ra Mã Tắc quả thực rất có tài, nhưng cả đời lại chưa từng phải trải qua khó khăn, không có kinh nghiệm thực tế, hơn nữa lại hay cậy gia thế hiển hách mà không coi ai ra gì, vì vậy Lưu Bị cảm thấy người này không nên trọng dụng.

Tào Tháo, Lưu Bị trước khi mất đều để lại di ngôn, Tào Phi và Gia Cát Lượng đều không nghe, thay đổi cả lịch sử - Ảnh 2.

Gia Cát Lượng và Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ

Nhưng Gia Cát Lượng lại làm sao? Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng thậm chí còn xem Mã Tắc là người thừa kế để bồi dưỡng, đích thân dạy Mã tắc chiến lược trị quốc và binh pháp chiến thuật, bản thân Mã Tắc cũng học rất nhanh, Gia Cát Lượng vô cùng hài lòng.

 

Trong thời gian Bắc phạt, Gia Cát Lượng cố ý giao cho Mã Tắc 2 vạn người ngựa đi trấn thủ Nhai Đình, đây là một vị trí vô cùng trọng yếu, một khi Nhai Đình thất thủ, phần biên vực mà Thục Hán chiếm được cũng sẽ theo đó mà tổn thất rất nhiều, vì vậy, có thể nói đây là nhiệm vụ cực kì quan trọng. Nhưng Mã tắc lại khiến Gia át Lượng thất vọng, 2 vạn người ngựa không đánh lại nổi 1 vạn quân mà Trương Cáp dẫn dắt, khiến Ngụy Quốc chuyển bại thành thắng, còn Thục Hán vĩnh viễn không còn cơ hội để lật lại ván cờ nữa.

Dẫu sao cũng là những người đứng đầu, lời của Tào Tháo và Lưu Bị trước khi mất ắt có cái lý riêng của họ, và lịch sử chứng minh đó đều là cái lý đúng, chỉ tiếc rằng Tào Phi và Gia Cát Lượng lại ruột để ngoài da, khiến vận mệnh quốc gia thay đổi, đồng thời thay đổi cả hướng đi của lịch sử.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm