Lưu Bị nằm mơ mất “cánh tay phải”, Tào Tháo mộng thấy Tào Ngụy diệt vong, hóa ra cơn ác mộng đã ứng nghiệm
Tướng bí ẩn nhất Tam Quốc: Mạnh hơn Trương Phi, suýt lấy mạng Mã Siêu, khiến Tào Tháo phải ngưỡng mộ / Quân sư mạnh nhất Tam Quốc: 4 lần thay đổi lịch sử, nếu không chết sớm, Tào Tháo đã thống nhất thiên hạ
Trong những năm cuối thời nhà Đông Hán, thiên hạ đại loạn. Trong thiên hạ lúc bấy giờ, anh hùng, hào kiệt khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, chỉ có ba thế lực vươn lên dẫn đầu là Tào Ngụy, Thục Hán và Đông Ngô, tạo nên thế chân kiềng nổi tiếng Tam Quốc.
Ba “ông chủ” của ba lãnh thổ này lần lượt là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền là những chính trị gia kiệt xuất nhất trong thời kỳ này. Những cuộc đấu trí giữa ba vị quân chủ này diễn ra vô cùng kịch tính.
Lưu Bị, Tôn Quyền và Tào Tháo là ba vị quân chủ lần lượt đứng đầu Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy.
Vậy, giấc mơ của những vị quân chủ này có gì đặc biệt?
Nằm mơ vốn là một hiện tượng bình thường của con người. Tuy nhiên, khi đối chiếu với các điển tích văn học và lịch sử của các triều đại trước đây, có thể nhận thấy rằng trước những sự kiện quan trọng sắp xảy ra, các vị hoàng đế hay quan đại thần, tướng lĩnh thường có một số giấc mơ điềm báo.
Thật trùng hợp, Tào Tháo và Lưu Bị lại có những giấc mơ tiên đoán và chúng dường như đã trở thành sự thật.
Trong chiến dịch đánh vào Tây Xuyên, với sự hỗ trợ của quân sư Bàng Thống, vị quân chủ này đã giành được nhiều thắng lợi khi tiếp quản các quận từ tay Lưu Chương và chiếm được Ích Châu, nền tảng của cơ đồ nhà Thục Hán. Dù giành thắng lợi trong chiến dịch này, nhưng Lưu Bị lại mất đi một vị mưu sĩ có tài năng sánh ngang Gia Cát Lượng. Đó là Bàng Thống, hiệu là Phượng Sồ.
Tào Tháo và Lưu Bị có những cơn ác mộng và điều kỳ lạ là chúng dường như đã ứng nghiệm.
Giấc mộng ứng nghiệm khiến Lưu Bị chịu tổn thất lớn?
Lưu Bị gặp ác mộng bị đánh vào cánh tay phải.
Theo Tam Quốc diễn nghĩa, trong thời gian diễn ra chiến dịch Tây Xuyên, vào một đêm nọ, Lưu Bị nằm mơ thấy một vị thần cầm thiết bổng đánh vào cánh tay phải của ông. Sau khi tỉnh dậy, Lưu Bị vẫn cảm thấy cánh tay phải bị đau. Ý nghĩa của giấc mơ này có thể là Lưu Bị sắp mất đi một người được coi như cánh tay phải. Vào khoảng thời gian này, Bàng Thống thúc giục Lưu Bị xuất quân, Lưu Bị lo lắng cho sự an toàn của Bàng Thống nên ông đã kể lại giấc mơ. Do đó, Lưu Bị cho rằng đó là điềm xui xẻo và không thích hợp để xuất quân vào thời điểm này.
Bàng Thống nghe xong cười lớn và đáp rằng dẫn binh đánh trận khó tránh khỏi thương vong nên Lưu Bị hà tất phải lo lắng về chuyện mộng mị. Lưu Bị dù không yên tâm nhưng vẫn nghe theo nguyện vọng của Bàng Thống và dẫn quân tiến đánh Lạc Thành. Trong lúc hành quân, con ngựa của Bàng Thống quáng mắt, sa chân nên ông liền xin đổi ngựa với Lưu Bị. Đáng tiếc, không ngờ Bàng Thống bị quân mai phục bởi Trương Nhiệm, tướng của Lưu Chương ở tấn công ở gò Lạc Phượng. Kết quả, Bàng Thống bị trúng tên và tử trận khi chỉ mới 36 tuổi. Điều này cho thấy cơn ác mộng của Lưu Bị đã thành hiện thực.
Bàng Thống tử trận là một tổn thất lớn của Lưu Bị và Thục Hán.
Cái chết của Bàng Thống đã gây ra một loạt phản ứng dây chuyền và tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sự nghiệp của Lưu Bị. Rõ ràng, sau sự ra đi của Bàng Thống, Lưu Bị đã không thể tự chống đỡ nếu như không có sự giúp đỡ của các vị mưu sĩ. Gia Cát Lượng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi Kinh Châu và tiến vào Ích Châu để giúp Lưu Bị cai quản nơi này. Trong khi đó, chỉ còn một mình Quan Vũ trấn giữ Kinh Châu, căn cứ chiến lược quan trọng thời Tam Quốc.
Sau đó, Quan Vũ lại bất cẩn để mất Kinh Châu vào tay quân Đông Ngô. Điều này gián tiếp khiến Thục Hán suy yếu. Danh tướng này sau đó lại bỏ mạng ở Mạch Thành vào năm 220. Kinh Châu mất và cái chết của Quan Vũ chính là bước ngoặt lớn đối với Thục Hán, đồng thời mở ra giai đoạn đầy căng thẳng trong quan hệ của hai nước Thục Hán và Đông Ngô. Đây cũng là một trong những sự kiện ảnh hưởng tới cục diện thời Tam Quốc.
Thất bại nặng nề ở Di Lăng khiến Lưu Bị mắc bệnh nặng và không lâu sau qua đời ở thành Bạch Đế.
Cái chết đột ngột của Quan Vũ và việc mất đi vùng đất trọng yếu như Kinh Châu đã trực tiếp kích hoạt cuộc chiến tổng tấn công Đông Ngô. Tuy nhiên, sau đó việc đại quân của Thục Hán thất bại nặng nề tại trận Di Lăng là một đòn chí mạng đối với Lưu Bị. Bởi việc không thể chiếm lại Kinh Châu khiến những kế hoạch trong Long Trung đối sách, chiến lược do Gia Cát Lượng đề ra cũng khó có thể thực hiện được. Lưu Bị vì thế cũng lâm bệnh nặng và sau đó qua đời tại thành Bạch Đế vào năm 223, trong khi đại nghiệp của Thục Hán vẫn còn dang dở.
Theo nhận định của các sử gia, rõ ràng nếu Bàng Thống không chết sớm, ông và Gia Cát Lượng mỗi người là quân sư ở Ích Châu và Kinh Châu, cục diện của Tam Quốc chắc chắn sẽ khác. Sự ra đi của Bàng Thống quả thực là một tổn thất lớn đối với Lưu Bị và Thục Hán.
Cơn ác mộng của Tào Tháo là gì?Tào Tháo nằm mộng thấy ba con ngựa ăn chung một máng.
Tào Tháo nổi tiếng là một chính trị gia có tài thao lược, đồng thời là nhà quân sự có tài. Tuy nhiên, Tào Tháo lại quá đa nghi. Một ngày nọ, Tào Tháo nằm mơ thấy hình ảnh “tam mã thực tào”, tức là ba con ngựa ăn chung một máng. Cái máng vốn đồng âm với họ Tào, còn từ mã để chỉ con ngựa. Do đó, vị quân chủ này nghi ngờ có người tên mang chữ Mã đang âm mưu chiếm đoạt giang sơn của Tào gia.
Sau nhiều lần nghĩ ngợi, Tào Tháo nghi ngờ gia tộc Tư Mã, đứng đầu là Tư Mã Ý, người có tài nhưng vị quân chủ này luôn đề phòng.
Tư Mã Ý cả đời ẩn nhẫn chờ thời, phục vụ 3 đời Tào gia, và cuối cùng thực hiện một cuộc lật đổ ngoạn mục vào năm 249.
Cho rằng giấc mơ trên là điềm gở nên Tào Tháo đã gọi con trai là Tào Phi đến và nhắc nhở: “Tư Mã Ý vốn là kẻ không cam chịu làm bề tôi, và sau này tất sẽ can dự vào đại sự của Tào gia”.
Đáng tiếc lúc bấy giờ Tào Phi lại rất tin tưởng Tư Mã Ý và không cẩn thận ghi nhớ lời cảnh báo của cha. Trong khi đó, Tào Tháo dù đã sớm nhìn ra dã tâm của Tư Mã Ý nhưng lại không thẳng tay diệt trừ. Vị quân chủ này đã chừa cho Tư Mã Ý một con đường sống.
Tào Tháo lựa chọn tha mạng cho Tư Mã Ý nhưng không ngờ đây lại là quyết định sai lầm.
Nhưng có lẽ ngay cả Tào Tháo cũng không thể ngờ rằng, lựa chọn tha mạng cho Tư Mã Ý khi đó lại là mầm họa đối với Tào Ngụy sau này.
Đúng như cơn ác mộng của Tào Tháo, hình ảnh “tam mã thực tào” dường như trùng với ba cha con của gia tộc Tư Mã là Tư Mã Ý, Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu. Kết quảu, Tư Mã Ý cùng hai con trai không chỉ trở thành những quyền thần của Tào Ngụy mà cuối cùng tạo tiền đề cho cháu nội là Tư Mã Viêm soán ngôi, hủy diệt triều đại do Tào Tháo cả đời đặt nền móng và dày công gây dựng. Nếu như Tào Tháo thẳng tay diệt trừ Tư Mã Ý thì có lẽ kết cục của Tào Ngụy và Tam Quốc sẽ khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?