Khám phá

Lưu Bị thất bại nhiều lần vẫn có người tới giúp nhờ cách này

Lưu Bị - bậc thầy về giao tiếp thời Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa - cho rằng muốn cuộc giao dịch thành công phải biết cương nhu hợp lý, ngữ điệu giọng nói chiếm vị trí quan trọng.

Có thể đấu tay ba với Lưu Bị, Tào Tháo, nhưng cuối đời lại trở thành hôn quân, Tôn Quyền rốt cuộc đã trải qua những gì? / Không phải do "tam cố thảo lư", đây mới là động cơ chính khiến Gia Cát Lượng theo Lưu Bị

"Hoa ngôn xảo ngữ" không thể bằng trái tim chân thành
Luu Bi that bai nhieu lan van co nguoi toi giup nho cach nay
Ảnh minh họa.

Lịch sử Trung Hoa kể lại, để mời được Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình, Lưu Bị không quản ngại nhọc nhằn ba lần đến lều tranh để tìm Gia Cát Lượng. Ông cũng không ngại dốc hết ruột gan ra để giãi bày với đối phương. Chính nhờ sự chân thành ấy, Gia Cát Lượng mới động lòng, mang mưu kế mà mình chuẩn bị sẵn bấy lâu để dâng cho Lưu Bị, từ đó làm nên đại nghiệp.
Muốn giao tiếp hiệu quả với người khác, việc đầu tiên là ta phải thể hiện được rằng mình thật sự chân thành với họ. Có câu "Một lần mất tín, vạn lần bất tin" để nói đến tầm quan trọng của niềm tin giữa người với người. Bạn có thể làm trăm điều tốt nhưng chỉ một lần dối trá thì mọi điều tốt của bạn sẽ theo gió mà bay.
Trong bất cứ một mối quan hệ nào, cần có sự chân thành. Đừng lo rằng nói thẳng, nói thật sẽ khiến mất lòng. Ngược lại, nếu nói chuyện một cách chân thật, ta rất dễ khiến đối phương phát sinh hảo cảm, nhanh chóng xóa bỏ ngăn cách, trở nên thân thiết. Chân thành với người khác, điều ta nhận về cũng là sự chân thành.
Cứng rắn khi cần thiết
Bên cạnh sự chân thành, ta cũng phải có những kỹ năng mềm khác để xử lý những tình huống phát sinh. Khi Gia Cát Lượng gia nhập lực lượng của Lưu Bị, được Lưu Bị hậu đãi, những người huynh đệ cũ của ông là Quan Vũ và Trương Phi tỏ ý không bằng lòng. Họ thấy đang bị đối xử một cách bất công. Lưu Bị liền lựa lời mà nói với họ rằng, chúng ta có Gia Cát Lượng, cũng như cá gặp nước, các em chớ nên bàn ra tán vào nhiều lời.
Tuy nhiên, có cương phải có nhu. Khi giao tiếp, ta cần phải biết được cái gì nên nói, cái gì không. Đừng đùa quá mức, đừng bóc mẽ khuyết điểm của người khác một cách thô lỗ, luôn luôn phải để cho người khác lối thoát khi trò chuyện. Hãy nhớ đừng nói đùa về những thiếu sót của nhau và đừng nói về việc cá nhân của mỗi người. Điều này không chỉ cản trở giao tiếp giữa hai bên, mà còn là biểu hiện của sự không lịch sự.
Ngữ điệu chiếm vị trí quan trọng
Một câu nói nhẹ nhàng luôn có tác dụng hơn câu sai khiến, lên giọng. Những câu nói nặng nề chỉ khiến người khác bực bội, chán ghét. Dù muốn giúp đỡ nhưng câu nói lên giọng, nặng nề của bạn sẽ phá hủy mọi hảo cảm, lòng tốt của họ.
Điểm yếu của nhiều người là giọng nói. Dù có ý tốt, nhưng khi nói ra, mọi người lại cảm thấy không thoải mái. Mọi cố gắng sẽ tan thành bọt biến bởi ngữ điệu tồi tệ.
Dù cho bạn nói chuyện cùng người lạ hay người thân quen, cũng phải để ý tông giọng. Chớ vì quen mà có thái độ, ngữ âm không đúng, kẻo thành "thân ai người nấy lo". Ngược lại, với ngữ điệu tốt, mọi người sẽ cảm thấy vui vẻ và sẽ tập trung nghe những gì bạn nói. Những gì bạn muốn truyền đạt sẽ được đối phương ghi nhận và suy nghĩ một cách vô cùng cẩn thận, hiệu quả giao tiếp đạt mức cao nhất.
Lưu Bị cũng là một người có thái độ hòa hoãn và mềm mỏng khi nói chuyện. Chính vì vậy ông mới được mệnh danh là vị minh chủ nhân đức, rất nhiều nhân tài sẵn lòng về phục vụ cho ông.

Theo Hiểu Lam/Khoevadep
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm