Lưu Bị và Tào Tháo, ai "trên cơ" ai chỉ cần nhìn vào 1 điểm này sẽ biết ngay câu trả lời!
Tam quốc diễn nghĩa: Bước ngoặt khiến Hoàng Trung về với Lưu Bị / Vượt mặt Tào Tháo, Lưu Bị, đây là nhân vật trong Tam quốc có ảnh hưởng lớn nhất tới hậu thế
Nếu đánh giá dưới mắt nhìn của các nhà khoa học hiện đại, sự khác biệt lớn nhất giữa hai vị quân chủ Tào – Lưu không nằm ở tài năng hay nhân phẩm của họ, mà nằm ở thứ gọi là "chỉ số vượt khó".
Chỉ số vượt khó (viết tắt: AQ) là số liệu để đánh giá khả năng ứng biến cùng năng lực thích ứng của mỗi người trước nghịch cảnh.
Người sở hữu AQ cao thường bộc lộ dũng khí và nghị lực mỗi lần đối diện với khó khăn, dùng năng lực của mình để tìm cách thay đổi hoàn cảnh. Ngược lại, người có AQ thấp khi gặp phải nghịch cảnh thường rụt rè, e sợ, dễ dàng bỏ cuộc, cuối cùng đành chịu cảnh thất bại.
Đối với những người lãnh đạo, chỉ số vượt khó càng đóng vai trò quan trọng, bởi thái độ ứng phó trước khó khăn của họ sẽ ảnh hưởng tới công việc và tiền đồ của cả một tập thể.
Trở lại với câu chuyện của Tào Tháo – Lưu Bị, nếu đánh giá thông qua chỉ số AQ, thì hai nhân vật này ai mới là người "trên cơ"?
Chỉ số vượt khó của Tào Tháo: Đại bại mặt vẫn không biến sắc
Tố chất tâm lý cũng như năng lực đối mặt với nghịch cảnh của Tào Tháo rất đáng khâm phục. (Ảnh minh họa).
Tào Tháo cả đời từng đánh thắng rất nhiều trận oanh liệt, nổi tiếng nhất có lẽ phải kể tới trận Quan Độ. Nhưng bản thân vị quân chủ họ Tào ấy cũng từng thua không ít lần, mà thất bại nặng nề nhất của ông chính là trận Xích Bích.
Dù vậy, không thể phủ nhận được rằng nhân vật này có tố chất tâm lý cực tốt, cùng với đó chỉ số vượt khó vô cùng cao.
Bất luận đối mặt với sóng gió lớn cỡ nào, Tào Tháo chẳng mấy khi biểu lộ sự thất thố, cư xử rất mực thản nhiên, kiên trì làm lại từ đầu. Cho nên, thành tựu và thế lực của ông thời bấy giờ vô cùng lớn mạnh.
Lấy trận Xích Bích làm ví dụ, đại chiến năm ấy đã đem toàn bộ chiến hạm và quân doanh của Tào chìm trong biển lửa. Đại quân 200 ngàn tử trận gần hết, số còn lại bị thương nặng nề.
Khi ấy, giấc mộng thống nhất Giang Nam với Tào mà nói đã là điều không thể, thậm chí việc giữ được tính mạng hay không cũng chẳng ai dám chắc.
Đổi lại, nếu người đối mặt với thất bại lần này là Viên Thiệu, chỉ e vị quân chủ ấy đã nhiều lần tức giận đến chết. Nhưng Tào Tháo suy cho cùng vẫn đúng là Tào Tháo, dù tuổi cao, lại bại trận, nhưng sự oai hùng vẫn không hề thay đổi.
"Sơn Dương Công tái ký" có ghi lại, trên đường tháo chạy, Tào Tháo vẫn mặt mày rạng rỡ, thật giống như chưa từng trải qua một trận đại bại.
Đối mặt với thái độ hoài nghi của mọi người, ông còn tỉnh táo thay đối thủ Lưu Bị phân tích, nói rằng nếu nhanh tay chặn lại nơi này, lại thả một ngọn đuốc xuống, chỉ e bọn họ ngay tới tro cốt cũng không tìm được.
Quả nhiên Lưu bị không lâu sau đó tới ngay vị trí ấy phóng hỏa, nhưng Tào đã cao chạy xa bay từ lâu.
Năm ấy, Tào Tháo đã 55 tuổi. Sau lần đại bại trong trận Xích Bích, ông tiếp tục sống thêm 12 năm.
Trong khoảng thời gian ấy, ông còn từng 3 lần bừng bừng khí thế đem quân đi nam chinh, suýt lấy mạng của Tôn Quyền, sau lại tấn công Mã Siêu, đoạt về Hán Trung, tới năm 65 tuổi mới qua đời vì tuổi cao.
Dường như với Tào Tháo mà nói, lần thua cuộc nặng nề ở trận Xích Bích chẳng để lại cho ông chút dư âm nào về mặt sức khỏe. Có lẽ, đối với vị quân chủ ấy, lần thua cuộc kia cũng giống như câu nói: "Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia" mà thôi.
Chỉ số vượt khó của Lưu Bị: Vì thua trận mà u uất qua đời
Được hậu thế ca tụng về tài năng và nhân phẩm, nhưng chỉ số vượt khó của Lưu Bị lại không ở mức cao. (Ảnh minh họa).
Năm 222, Lưu Bị đại bại trong trận Di Lăng với quân của Tôn Quyền, 700 quân doanh bị lửa thiêu rụi. Tổn thất này không thể nói là không lớn, nhưng binh lực bị mất của Lưu Bị lúc đó vào khoảng 40 ngàn, thương vong nhỏ hơn nhiều so với Tào Tháo năm xưa.
Hơn nữa, thế lực của vị quân chủ họ Lưu lúc bấy giờ còn có Ích Châu giàu có làm hậu thuẫn. Như vây, chỉ cần Huyền Đức nghỉ ngơi dưỡng sức, tất sẽ tiếp tục xưng bá một cõi, mở rộng đại nghiệp.
Chỉ tiếc rằng chỉ số vượt khó của Lưu Bị không cao. Sau thất bại lần ấy, ông bệnh không dậy nổi, khó khăn lắm mới trụ được tới ngày 24 tháng 4 năm sau thì qua đời trong tức tưởi.
Lưu Bị vì thất bại mà u uất buông tay trần thế, lưu lại cho Thục Hán một hậu duệ bản lĩnh bình thường là Lưu Thiện, để Gia Cát Lượng cùng các đại thần gồng gánh nhà Thục Hán.
Nhưng sau khi Gia Cát Lượng tạ thế, đại cục của Thục Hán đã chẳng còn cách nào để cứu vãn, chẳng mấy chốc bị tiêu diệt. Nếu Lưu Bị năm xưa sở hữu chỉ số vượt khó cao hơn, có lẽ cơ nghiệp mà cả đời ông xây dựng đã không dễ dàng tiêu tán như vậy.
Từ đó có thể thấy, sự chênh lệch lớn nhất giữa Tào Tháo và Lưu Bị chính là năng lực vượt khó.
Đối với một bậc quân chủ như họ mà nói, chỉ số thông minh không phải là yếu tố quyết định, bởi quanh họ còn có những đại thần đầy tài năng. Nhưng năng lực vượt khó thì không giống vậy, bởi đó là yếu tố tự thân, không ai có thể bù trừ thay họ được.
End of content
Không có tin nào tiếp theo