Lý do gì khiến Tôn Ngộ Không giữ chiếc sừng của 3 Tê Ngưu Tinh làm của riêng?
Bảng xếp hạng 10 đại chiến thần được Tây Du Ký công nhận, Tôn Ngộ Không mạnh mẽ cũng chỉ đứng áp chót / Tây Du Ký: Khám phá yêu quái từng là 'thú cưng' của Thái Thượng Lão Quân, đánh Tôn Ngộ Không mất Gậy Như Ý
Ảnh minh họa.
Khi xưa đái náo thiên cung, Tôn Ngộ Không uy phong cao ngạo, 10 vạn thiên binh thiên tướng không phải đối thủ. Cho đến khi gặp được Như Lai Phật Tổ, đặc biệt là trên đường đi thỉnh kinh, Tề Thiên Đại Thánh mới hiểu được thế nào là "núi cao còn có núi cao hơn".
Trong số những yêu quái khó nhằn nhất trong Tây Du Ký, không thể không nhắc đến 3 tên Tê Ngưu Tinh ở động Huyền Anh, núi Thanh Long. Chúng là Tị Hàn Đại Vương, Tị Thử Đại Vương và Tị Trần Đại Vương.
Thành tích của ba tên Tê Ngưu Tinh này cũng không phải dạng vừa: bắt sống Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng; Ngộ Không hai lần đến cứu thầy đều dễ dàng bị ba tên Tê Ngưu liên thủ đánh bại. Thực lực có thể nói không thua kém Cửu Linh Nguyên Thánh.
Tuy nhiên trong thế giới Tây Du tồn tại quy luật vạn vật tương sinh tương khắc, thiên ngoại hữu thiên. 3 Tê Ngưu cũng có khắc tinh, chính là Tứ Mộc Đàm Tinh trong nhóm 28 Tinh Túc, gồm: Khuê Mộc Lang, Giác Mộc Giảo, Đấu Mộc Hải, Tỉnh Mộc Ngại. Trong đó, Tỉnh Mộc Ngại lợi hại nhất với kỹ năng: Thượng sơn ngật hổ, hạ hải cầm tê.
Tôn Ngộ Không trên đường thỉnh kinh gặp khó, tự khắc lên trời tìm viện binh trợ giúp. Tứ Mộc ra tay, Tị Hàn đại vương bị Tỉnh Mộc Ngại bị cắn đứt đầu, Tị Thử và Tị Trần bị bao vây bắt sống.
Khi Tôn Ngộ Không giải Tị Thử và Tị Trần vào Kim Bình phủ để hỏi tội, thì Bát Giới đã vội vàng xuống tay đánh chết. Như thế, Tôn Ngô Không đã có được 3 cái đầu tê giác với 6 chiếc sừng.
Tôn Ngộ Không đã đưa cho Tứ Mộc Đàm Tinh 4 chiếc sừng để mang về kính phụng Ngọc Đế. Trong nguyên tác, Ngộ Không nói với Tứ Mộc rằng: "Bốn vị Tinh Quan, hãy cầm 4 chiếc sừng mang về Thượng Giới, tiến công Ngọc Đế để phục chỉ".
Còn lại 2 chiếc, một chiếc được để lại ở Kim Bình Phủ, một chiếc được Ngộ Không giữ lại để biếu Như Lai. Nguyên tác viết rằng: "Để một chiếc lại ở trấn khố đường phủ nhằm để làm chứng cừ miễn trừ dầu thơm, còn một chiếc chúng ta mang đi dâng tặng Linh Sơn Phật Tổ".
Thế nhưng kết quả thì sao? Sau khi đến Linh Sơn, Tôn Ngộ Không hoàn toàn không đề cập đến chiếc sừng tê giác. Cho dù Như Lai có nói kinh thư không thể trao không, Tôn Hành Giả cũng không mang chiếc sừng tê giác ra mà phải để Đường Tăng đem Tử Kim Bát Vu ra đổi.
Điều này chứng tỏ Tôn Ngộ Không không hề quên mà đã tư lợi chiếc sừng đó rồi.
Trong nguyên tác đã giới thiệu về những chiếc của Tê Ngưu Tinh như sau: "Những chiếc sừng trên đầu của yêu quái này, cực năng phân thủy, xung khai minh lộ".
Cực năng phân thủy - thì ra những chiếc sừng này có khả năng chống nước cực tốt. Chỉ cần có được nó thì có thế tự do hành động dưới nước.
Ai ai cũng biết, Tôn Ngộ Không không giỏi chiến đấu dưới nước. Mỗi lần tới kiếp nạn mà phải chiến đấu dưới nước, Tôn Ngộ Không đều phải nói lời thật lòng với các sư đệ mình rằng: "Hiền đệ! Chuyện này nói thật, ta không giỏi chiến đấu dưới nước. Mỗi khi xuống nước đều phải niệm tị thủy chú".
Vì vậy nếu có được chiếc sừng của Tê Ngưu Tinh, Tôn Ngộ Không không cần phải niệm chú khi chiến đấu dưới nước nữa, có thể thoải mái phát huy hết bản lĩnh của mình như khi chiến đấu trên không trung hoặc mặt đất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ