'Ác mộng' mới ở Anh: Đầu nguồn sông Thames mất sạch nước, lịch sử chưa từng có!
Khủng hoảng khí hậu có thể thúc đẩy các đại dịch trong tương lai / Tại sao biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, mà những bãi biển này không chìm lại còn mở rộng ra?
Sau khi hứng chịu mùa Hè khắc nghiệt nhất trong năm 2022, với hàng loạt cơn sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục nhiều năm, các quốc gia trên thế giới tiếp tục đối mặt với thảm họa mới: Hạn hán.
Hạn hán vốn trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều quốc gia châu Phi, châu Á, nay bắt đầu hoành hành rõ rệt hơn tại các nước châu Âu, châu Mỹ, trong đó có Anh, Pháp, Mỹ...
Cụ thể ra sao?
ANH: ĐẦU NGUỒN SÔNG THAMES CẠN KIỆT, VÌ SAO?Đầu nguồn sông Thames đã cạn kiệt trong đợt hạn hán - Chuyên gia sông ngòi cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng kiến điều này xảy ra!
Điểm bắt đầu của sông Thames nổi tiếng của Anh đã khô cạn và di chuyển xuống hạ lưu, sau nhiều tuần ít mưa cùng một đợt nắng nóng vào tháng 7 phá vỡ kỷ lục nhiệt độ mọi thời đại của Vương quốc Anh.
Sông Thames thường bắt đầu từ thị trấn Cirencester của Anh, một phần của vùng nông thôn Cotswolds nhiều đồi và xanh, và chảy qua thủ đô London, rồi đổ ra Biển Bắc.
Christine Colvin, một quan chức cấp cao của Tổ chức Rivers Trust, cho biết: "Những gì chúng ta đang thấy ở đầu nguồn của con sông Thames là biểu tượng cho tình hình mà chúng ta đang phải đối mặt trên khắp đất nước, ở cả hiện tại và trong tương lai.
Việc chỉ nhìn thấy dòng sông Thames chảy 8km về phía hạ lưu là điều chưa từng có. Cuộc khủng hoảng khí hậu đang là vấn đề nổi cộm và sẽ dẫn đến thời tiết khắc nghiệt hơn bao gồm hạn hán và sóng nhiệt. Điều này gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các dòng sông".
Hình ảnh khô cạn đáng báo động ở nơi đầu nguồn của sông Thames ở London, hiện nay là ở Somerford Keynes thuộc hạt Gloucestershire của Anh. Ảnh: CNN
Một đoạn sông Thames khô cạn ở Kemble, Anh. Ảnh: CNN
Sự thay đổi đầu nguồn của con sông Thames diễn ra khi các nhà chức trách ở Anh cảnh báo rằng quốc gia này có thể chính thức rơi vào tình trạng hạn hán vào một thời điểm nào đó trong tháng 8/2022.
Miền Nam nước Anh đã ghi nhận tháng 7 (của năm 2022) khô hạn nhất kể từ năm 1836, với lượng mưa trung bình chỉ bằng 17%, theo văn phòng Met. Cả nước chỉ ghi nhận được 35% (khoảng 23 mm) lượng mưa trung bình trong tháng 7/2022.
Một số công ty cấp nước đã công bố lệnh cấm sử dụng vòi rồng ở các vùng phía nam nước Anh.
Văn phòng Met của Vương quốc Anh đã cảnh báo rằngnhiệt độ cao sẽ quay trở lại Anh vào tuần tới trong tháng 8/2022.
HẠN HÁN NGHIÊM TRỌNG NHẤT TỪNG ĐƯỢC GHI NHẬN Ở PHÁP
Đầu tháng 8/2022, AP trích lời Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cảnh báo rằng Pháp đang phải đối mặt với "đợt hạn hán nghiêm trọng nhất" từng được ghi nhận trong lịch sử; đồng thời tuyên bố kích hoạt một đơn vị chống khủng hoảng của chính phủ.
Bà Borne cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản ngày 5/8 rằng nhiều khu vực ở Pháp đang trải qua một "tình huống lịch sử" khi đất nước phải chịu đựng đợt nắng nóng thứ ba trong mùa Hè 2022 này.
"Đợt hạn hán đặc biệt mà chúng ta đang trải qua hiện đang làm mất đi nguồn nước của nhiều thành phố và là một thảm kịch đối với nông dân, hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Pháp" - Thủ tướng Pháp nói.
Dự báo thời tiết cho thấy nắng nóng, làm tăng lượng bốc hơi và nhu cầu nước, có thể tiếp tục trong 15 ngày tới ở Pháp. Điều này càng khiến tình hình trở nên đáng lo ngại hơn. Pháp hiện có 62 khu vực bị hạn chế sử dụng nước do không có mưa.
Đài phun nước ở quảng trường Concorde ở Paris, Pháp khô cạn vì châu Âu đang trải qua một đợt nắng nóng khắc nghiệt vào thứ Tư, ngày 3 tháng 8 năm 2022. Chính quyền khu vực của Paris cảnh báo người dân nên cảnh giác khi nhiệt độ tăng vọt lên 36 độ C. Ảnh AP / Francois Mori
Bộ trưởng phụ trách chuyển đổi sinh thái, ông Christophe Béchu, cho biết trong chuyến thăm đến miền Đông Nam nước Pháp rằng hơn 100 thành phố tự trị không thể cung cấp nước uống từ vòi nữa và cần phải được cung cấp bằng xe tải.
Đơn vị xử lý khủng hoảng của chính phủ Pháp sẽ phụ trách theo dõi tình hình ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất và phối hợp các biện pháp như mang nước uống đến một số nơi. Đơn vị cũng sẽ theo dõi tác động của hạn hán đối với sản xuất năng lượng, cơ sở hạ tầng giao thông và nông nghiệp của Pháp.
Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Pháp EDF ngày 4/8 cho biết họ phải tạm thời cắt giảm sản lượng điện tại hai trong số các nhà máy hạt nhân sử dụng nước sông để làm mát các lò phản ứng. EDF cảnh báo rằng ít nhất một nhà máy nữa có thể bị ảnh hưởng trong những ngày tới do nhiệt độ cao ở sông Rhone.
Sau đợt nắng nóng lớn năm 2003, cơ quan an toàn hạt nhân của Pháp, ASN, đã đặt giới hạn nhiệt độ ở 28 độ C cho các con sông, sau đó các nhà máy điện buộc phải giảm sản lượng để không làm cho nước ấm hơn và bảo quản môi trường. Các trường hợp ngoại lệ tạm thời cho phép một số nhà máy nâng giới hạn này lên một vài độ trong "các tình huống đặc biệt".
Pháp dựa vào năng lượng hạt nhân cho khoảng 70% sản lượng điện, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
MỘT NỬA NƯỚC MỸ BỊ HẠN HÁN HOÀNH HÀNH
Nhiều vùng khắp nước Mỹ đang trải qua hạn hán vào đầu tháng 8/2022, và hàng triệu người đang bị hạn chế sử dụng nước.
Theo báo cáo của Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ đưa ra ngày 4/8/2022 thì hơn 50% lãnh thổ nước Mỹ rơi vào tình trạng khô hạn theo các mức độ khác nhau trong 4 tuần liên tiếp. Nguyên nhân là do sự kết hợp của nhiệt độ khắc nghiệt và lượng mưa thấp đang hút hơi ẩm của thực vật và đất.
Trong khi miền Tây nước Mỹ và bang California vẫn chìm trong trận siêu hạn hán kéo dài nhiều năm, thì ở vùng Đông Bắc, một trận "hạn hán chớp nhoáng" nghiêm trọng - diễn ra nhanh chóng - đã tăng cường và mở rộng từ các tiểu bang Connecticut, Rhode Island và Massachusetts đến New Hampshire và Maine.
Bản đồ mới từ Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ hiển thị các khu vực rộng lớn ở Tây, Tây Nam và Trung Mỹ với màu đỏ sẫm và đỏ tươi, thể hiện hạn hán đặc biệt và hạn hán cực đoan. Nguồn: Cơ quan Giám sát Hạn hán Mỹ / CNN
Đầu năm 2022, các dấu hiệu của hạn hán đã bắt đầu trải rộng khắp Mỹ. Các quan chức tiểu bang California đã tiến hành đo lượng tuyết hàng năm vào ngày 1/4/2022 tại Trạm Phillips, ngay phía nam Hồ Tahoe, và chỉ tìm thấy lớp tuyết dày 6cm, nơi lẽ ra phải hàng mét.
Một trận siêu hạn hán đang khiến các bang miền Tây ngày càng khô hạn hơn. Trong đó có một số hồ chứa quan trọng nhất của Mỹ, bao gồm cả Hồ Mead và Hồ Powell, đang cạn kiệt ở mức thấp lịch sử.
Tình trạng khô hạn ngày càng nghiêm trọng đã khiến nguồn nước tại nhiều khu vực trở nên căng thẳng, và các quan chức đã cảnh báo người dân nên lưu ý đến việc sử dụng nước của họ.
Biến đổi khí hậu và hoạt động của con người đang góp phần gây ra những đợt hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Nông dân chăm sóc cây trồng và vật nuôi đang gặp khó khăn, và các hạn chế sử dụng nước đang ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?