Khám phá

Lý giải hiện tượng dòng sông máu ở Nam Cực

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra thông tin khoa học để lý giải hiện tượng dòng sông máu ở Nam Cực đồng thời hé lộ những khám phá lịch sử thông qua dòng sông ngầm 2 triệu năm.

Hiện tượng lạ khiến cây cối trên đảo đổi màu, nửa héo úa, nửa xanh tươi / Khám phá "bí mật" của hiện tượng cầu vồng

tới từ các nhà nghiên cứu đã phần nào lý giải hiện tượng Dòng sông máu nổi tiếng ở Nam Cực, khám phá thành công bí mật hồ nước ngầm 400m dưới lòng đất, hé lộ khả năng tìm hiểu thêm về quá khứ lịch sử 2 triệu năm của dòng nước này.

Sông băng Taylor là một trong những vị trí được giới khoa học và các nhà thám hiểm quan tâm nhiều nhất tại Nam Cực, bởi có một số thác nước chảy ra từ đây vào mùa hè. Điểm đặc biệt của những thác này là chúng rất lạnh, siêu mặn và có màu đỏ như máu. Vì thế mà người ta gọi chúng là những “thác máu” (Blood Fall).

Tin khoa học lý giải hiện tượng dòng sông máu ở Nam Cực

Tin khoa học lý giải hiện tượng dòng sông máu ở Nam Cực.

Các nhà khoa học của Đại học Darthmouth và Đại học Harvard (Mỹ) quyết định tìm hiểu bí mật của những thác máu. Họ khẳng định nguồn cung cấp nước cho các thác máu là một hồ mặn ở bên dưới lớp băng. Nhờ các kỹ thuật hiện đại, họ xác định được rằng hồ nước mặn cách bề mặt băng khoảng 400 mét mà không phải khoan sâu xuống.

Nhóm nghiên cứu tin rằng cách đây vài triệu năm, hồ nước mặn từng là một phần của đại dương tại cực nam của địa cầu. Khi mực nước ở đại dương giảm mạnh, hồ bị tách ra. Sau nhiều lần bốc hơi với tốc độ cao, độ mặn của hồ cao gấp 4 lần so với đại dương. Nhờ độ mặn đó mà nó không đóng băng dù nằm giữa Nam Cực. Cách đây khoảng 1,5-2 triệu năm, sông băng Taylor dịch chuyển qua hồ và bịt kín nó.

Tin khoa học tới từ các nhà nghiên cứu đã giải thích sự hình thành dòng sông máu

Tin khoa học tới từ các nhà nghiên cứu đã giải thích sự hình thành dòng sông máu.

Vào mùa hè, nhiệt độ ở Nam Cực đủ ấm để nước trong hồ trào lên bề mặt băng. Các nhà khoa học nghiên cứu và rút ra kết luận rằng, nguồn “máu” trồi lên từ lòng đất chính là một số vi sinh vật và ô xít sắt. Điều lạ lùng là những loài vi sinh vật này không cần ô xi, không cần ánh sáng, trong điều kiện môi trường cực lạnh mà vẫn tồn tại, phát triển. Chúng thuộc dạng vi sinh tự dưỡng. Nguồn sống từ hàng triệu năm nay của chúng chính là ô xít sắt và lưu huỳnh.

 

Tin khoa học đã công bố thành phần tạo nên màu đỏ của dòng sông

Tin khoa học đã công bố thành phần tạo nên màu đỏ của dòng sông.

Những bí mật thú vị về sự sống dưới các lớp băng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được nhiều điều kiện để có thể thích nghi cuộc sống và tiến hành đánh giá về khả năng tồn tại cuộc sống ở nơi khác trong hệ mặt trời như sao Hỏa hay Europa, một lớp băng dầy bao phủ bề mặt của sao Mộc.

Các nhà khoa học Viện nghiên cứu về sinh vật học của NASA cho rằng thế giới này có thể chứa các môi trường nước dưới lớp băng lỏng thuận lợi để lưu trữ các hình thức vi mô của sự sống, mà ở độ sâu đó chắc chắn nó sẽ được bảo vệ tốt hơn khỏi tia tử ngoại và bức xạ vũ trụ so với sống trên trên bề mặt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm