Khám phá

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa"

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân vì sao mắt người rất dễ "nhìn gà hóa cuốc".

Bí ẩn về cái chết của những người “đụng” vào lăng mộ các Pharaong / Những sự thật thú vị về lịch sử thế giới

Mắt người thường có xu hướng lướt qua thông tin và bộ não đã nhanh chóng đưa ra kết luận, bởi chúng ta thường tiếp nhận quá nhiều thông tin thị giác dẫn đến não bị quá tải. Qua quá trình tiến hoá, con người có thể đương đầu với những kẻ săn mồi tốc độ nhưng lại dễ bị lừa bởi những hình ảnh tưởng chừng rất đơn giản. Mới đây, một đoạn video do Hiệp hội hoá học Mỹ và chương trình Inside Science TV hợp tác sản xuất, đã giải thích lý do vì sao lại như vậy.

"Khi bạn nhìn vào một vật, cái mà bạn thực sự nhìn thấy là ánh sáng" - video giải thích. "Ánh sáng được chuyển đổi thành tín hiệu điện não để não nhận biết chúng qua dạng hình ảnh. Quá trình này xảy ra trong 1/10 giây. Vì vậy tại bất kỳ thời điểm nào, mắt bạn cũng đang tiếp nhận một lượng thông tin đáng kinh ngạc. Điều này khiến não bạn khó tập trung vào mọi thứ một lúc nên nó sẽ đơn giản hoá mọi thứ để chỉ tập trung vào những gì quan trọng".

Nhìn vào trung tâm của bức hình, bạn chẳng nhận ra điều gì. Nhưng khi nhìn ra xung quanh, có vẻ mọi thứ đang dần chuyển động. Đó là bởi bộ não phản ứng với màu sáng nhanh hơn màu tối

Nhìn vào trung tâm của bức hình, bạn chẳng nhận ra điều gì. Nhưng khi nhìn ra xung quanh, có vẻ mọi thứ đang dần chuyển động. Đó là bởi bộ não phản ứng với màu sáng nhanh hơn màu tối

Không phải mọi trường hợp mắt người bị đánh lừa về chuyển động mà đôi khi đó là về màu sắc hoặc hình dáng của các vật thể.

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 2

Mắt người có loạt tế bào "chuyên làm bại lộ" thông tin ánh sáng sang các tế bào "hàng xóm".

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 3

Hai đoạn thẳng song song y hệt nhau nhưng khi thêm vào đầu mỗi đoạn hình mũi tên xuôi hay ngược sẽ khiến ta "hiểu nhầm" về độ dài của chúng.

 

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 4

Trong trường hợp này, những nét gạch thêm vào các đường thẳng khiến chúng không còn song song nữa, mặc dù sự thật là chúng không thể giao nhau.

Một trong những ảo giác nổi tiếng nhất là "rắn quay". Mặc dù các cuộn dây tròn giống con rắn không hề chuyển động nhưng nếu bạn tập trung nhìn vào 1 cuộn thì sẽ thấy các cuộn còn lại đang... xoay tròn. Theo lý giải của các nhà khoa học, các hình rắn cuộn được sắp xếp lặp lại bao gồm một khu vực tương đối sậm màu (vàng) rồi đến sáng màu hơn (trắng), rồi tới màu tối hơn (xanh) và cuối cùng là màu tối nhất (đen). Thông tin từ những màu sắc tương phản cao lên não nhanh hơn tương phản thấp, giống như khi bạn nhìn những vật chuyển động thực sự, khiến não bị "lừa" rằng những "cuộn rắn" kia cũng chuyển động.

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 5

Ảo giác "rắn quay" nổi tiếng

 

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 6


Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 7

Sự tương phản màu sắc cũng khiến thị giác bị đánh lừa. Nếu tách 2 thanh xám và đặt gần nhau, sự chênh lệch mức độ màu xám rất ít, nhưng khi đặt vào một dãy các thanh có mức độ đậm nhạt tăng dần thì sự tương phản trở nên rất lớn.

Lý giải khoa học: Vì sao mắt người dễ "bị lừa" - 8

Hai đường thẳng song song bị ảo giác làm cho "méo mó". Đó là bởi bộ não chỉ tập trung vào điểm ở giữa, và "hiểu lầm" rằng đường song song đang tiến về điểm đó.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm