Khám phá

Lý Thanh Chiếu và nỗi buồn nước mất, nhà tan

Lúc còn là thiếu nữ, Thanh Chiếu đã làm thơ, thơ của nàng phần lớn viết về nét bình dị, lý thú của cuộc sống, với điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình.

Lý do sốc Thục Hán gặp phải kết cục nước mất nhà tan / Trên ngọn núi cao trong chốn rừng xanh: Những câu chuyện hơn cả nỗi buồn

Khi nhắc đến phụ nữ Trung Quốc, chúng ta thường nhắc tới Tứ đại mỹ nhân nổi tiếng trong hậu cung của các bậc vương đế với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Tuy nhiên, lần này, chúng tôi muốn dành 1 loạt bài để giới thiệu về Trung Hoa Tứ đại tài nữ - họ chính là 4 nữ nhân nổi tiếng và được người đời coi là tài năng, thông thái nhất trong chiều dài lịch sử!

Lý Thanh Chiếu - Trung Hoa đệ nhất tài nữ

Lý Thanh Chiếu(1084 –1151), hiệuDị An cư sĩ, là nữ tác gia nổi tiếng của đời Tống – Trung Quốc. Theo đánh giá của nhà vănLâm Ngữ Đường – một trong những học giả phê bình uy tín, Lý Thanh Chiếu được suy tôn lànữ thi nhân bậc nhất Trung Hoa.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thơ ca, cha nàng - Lý Cách Phi là một học giả, tác giả tản văn có tiếng tăm, mẹ nàng cũng là người thông thạo văn chương. Lý Thanh Chiếu từ nhỏ đã hấp thụ được một nền văn hóa tốt từ phụ mẫu.Nàng thành công trong nhiều lĩnh vực văn học: văn xuôi, từ, thơ ca. Lúc còn là thiếu nữ, Thanh Chiếu đã làm thơ, thơ của nàng nàng phần lớn viết về nét bình dị, lý thú của cuộc sống, với điệu vần trong sáng, tình cảm tự nhiên trong phong cảnh xinh tươi, hữu tình.

Từ thời niên thiếu, Lý Thanh Chiếu đã bộc lộ khí chất hơn người, tinh thông văn học lạ thường, nên cha nàng nhiều lần lo lắng, than thở với mẹ nàng “Nếu không phải là với bậc nam nhi hiểu biết giỏi giang, thì con chúng ta khó mà có thể xuất giá được”

Cuộc đời bấp bênh, gian nan

Lý Thanh Chiếu sinh ra trong một gia đình quyền quý nhưng cuộc đời của nàng lại là một chuỗi bấp bênh và phiêu bạt. Năm 18 tuổi, nàng kết hôn với thái học sinhTriệu Minh Thành, con traiTể tướng Triệu Đĩnh, là một nhà khảo chứng kim thạch học nổi tiếng, làm nên mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Hai vợ chồng đều am hiểu khoa học văn chương, cùng nhau chuyên tâm vào nghiên cứu, sưu tập, chỉnh lý các tác phẩm, vô cùng tâm đầu. Tuy nhiên, sự gắn bó chẳng được lâu, một thời gian sau, Triệu Minh Thành phải đi làm quan ở nơi xa. Lý Thanh Chiếu không thể đi theo, nàng cảm thấy vô cùng cô đơn, buồn tẻ. Điều này đã ảnh hưởng đến những sáng tác của Thanh Chiếu giai đoạn này, đầy nặng nỗi cô đơn, ly biệt, nặng trĩu nỗi buồn trong tình yêu.

Lý Thanh Chiếu và nỗi buồn nước mất, nhà tan - 1

Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành nhận được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và mất ở Kiến Khang. (ảnh minh họa)

Sau này, khi đoàn tụ thì chiến tranh tàn phá, năm Tĩnh Khang (1127) thời Bắc Tống, quân Kim thế mạnh, đánh chiếmKhai Phong, bắt giữ cả hai vuanhà Tống là Tống Huy TôngvàTống Khâm Tông. Cứ thế, Nam bắc Hoàng Hà lần lượt rơi vào tay quân Kim, nhiều quan lại trong triều đình nhà Tống phải chạy xuống phía nam, trong đó bao gồm vợ chồng Lý Thanh Chiếu.

Trong lúc loạn lạc, Triệu Minh Thành nhận được lệnh làm thái thú Hồ Nam, nhưng trên đường đi nhậm chức thì bị cảm và mất ở Kiến Khang. Chồng nàng ốm mất mà quân Kim cứ tràn xuống tấn công, khiến nàng và nhà Tống nay đây mai đó.Nước mất, nhà tan, từ ấy, cuộc sống của nàng bắt đầu khốn khổ, thân gái đơn côi dặm trường, phiêu bạt càng khiến tâm hồn nàng trở nên đau khổ, nên đã sáng tác rất nhiều tác phẩm bày tỏ sầu bi trong bối cảnh ảm đạm này. Hàng Châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa...là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, nàng sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn cho đến khi già yếu rồi qua đời.

Những sáng tác của Lý Thanh Chiếu

 

Buồn, có lẽ đó là từ hợp lý nhất khi nói về đặc trưng các tác phẩm của Lý Thanh Chiếu. Lý Thanh Chiếu sáng tác rất nhiều, bao gồm 2 tập Dị An cư sĩ văn tập và Dị An từ, thế nhưng do chiến tranh loạn lạc, phần lớn đã bị thất truyền. Cũng giống như cuộc đời của nàng, phong cách văn của Lý Thanh Chiếu cũng các học giả chia làm 2 giai đoạn lớn:

Thời bình, phần lớn các tác phẩm của nàng biểu hiện những cảm xúc trăn trở về tình yêu đôi lứa, hay vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống, như các bài:Như mộng lệnh, Nhất tiễn mai, Điểm giáng thần,Phượng Hoàng đài thượng ức xuy tiêu…

Lý Thanh Chiếu và nỗi buồn nước mất, nhà tan - 2

Hàng Châu, Việt Châu, Đài Châu, Kim Hoa...là những vùng miền nàng đã lần lượt trải qua, nàng sống một mình trong cảnh cô tịch, khốn đốn cho đến khi già yếu rồi qua đời. (ảnh minh họa)

 

Thời chiến tranh chạy loạn, nàng lại có những tác phẩm chứa đựng nỗi nhớ thương cố hương, nỗi niềm cô đơn, hiu quạnh, có thể kể đến tiêu biểu như các bài:Vũ Lăng xuân,vĩnh ngộ lạc, Bồ Tát man…

Đánh giá về thơ ca của nàng, các nhà nghiên cứu văn học cổ đại hay hiện đại đều dành rất nhiều lời ngợi khen thán phục, hôm nay chỉ xin trích dẫn một đành giá tiêu biểu trong số đó:“Là một nữ từ nhân hiếm hoi rất giỏi âm luật. Dị An cư sĩ sáng tác trường đoản cú, có tài quanh co uốn lượn lột tả hết ý người và nhẹ nhàng, khéo léo, sắc sảo mới mẻ, khiến cho trăm nghìn màu sắc hình dáng hiện ra đầu ngọn bút”…

Vũ Lăng xuân (Xuân ở Vũ Lăng)

 

Gió ngưng hương bụi cũng tan

Hoa kia rụng hết, ngỡ ngàng tháng năm

Muộn màng ngày biếng lược, trâm

Cảnh xưa còn đấy bặt tăm bóng Người

Tận duyên thế sự do trời

 

Lời chưa kịp thốt, bời bời lệ sa

Song Khê xuân cảnh gấm hoa

Muốn lên thuyền ấy dạo qua quên buồn

Lại e thuyền nhỏ hơn nguồn:

“Sầu ta chất chứa nơi hồn cô liêu !”

 

(Bạch Thủy Cẩn dịch)

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm