Theo một số tài liệu, tên gọi Mã Pì Lèng nghĩa là "sống mũi con ngựa". Tuy nhiên, nhiều nhà ngôn ngữ học còn tranh luận và chưa thống nhất về điều này.
Từ khi cầm quyền cho đến lúc chết, Từ Hi Thái hậu chỉ uống nước trắng đun sôi duy nhất 1 lần, tại sao? /
Là vua nhà Hán, vì sao bị vợ "cắm sừng", biết vợ dan díu với người đàn ông khác nhưng Lưu Bang lại nhắm mắt làm ngơ?
Theo Cổng thông tin điện tử Hà Giang, đèo Mã Pì Lèng nằm trên con đường Hạnh Phúc, nối thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn) và huyện Mèo Vạc và thành phố Hà Giang. Một số giải thích cho rằng tên gọi Mã Pì Lèng được đọc theo tiếng Mông, nghĩa đen là "sống mũi con ngựa". Tuy nhiên, TS Lý Tùng Hiếu, giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng điều đó không đúng. Theo TS Hiếu, con đèo hay đỉnh núi mang hình sóng mũi ngựa nên đặt tên là Mã Pì Lèng là không có cơ sở. Đây chỉ là tên gọi của một bản làng dưới chân núi, sau được đặt tên cho đỉnh núi và con đèo.
Mã Pì Lèng được xem là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh đèo Ô Quy Hồ (nối liền Lào Cai và Lai Châu), Khau Phạ (Yên Bái) và Pha Đin (nối liền Sơn La và Điện Biên).
Theo Atlas địa lý Việt Nam, chảy uốn quanh đèo Mã Pì Lèng là dòng sông Nho Quế (một phụ lưu của sông Gâm) với những đường cong uốn lượn ôm sát hai bên vách núi. Sông Nho Quế cùng đèo Mã Pì Lèng tạo thành bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp của tỉnh Hà Giang.
Theo Cổng thông tin điện tử Hà Giang, cả 3 danh thắng trên đều thuộc tỉnh này. Trong đó, núi đôi Quản Bạ (núi Cô Tiên Quản Bạ) là thắng cảnh ở thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ; Sủng Là là xã thung lũng đẹp nhất cao nguyên đá Đồng Văn; Hồ Noong nằm trên cao nguyên đá Đồng Văn, được ví như “đôi mắt của rừng”.
Theo sách giáo khoa Địa lý, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi lá cờ đỏ sao vàng có diện tích 54 m2 tung bay trong gió, được mệnh danh là “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”.
Chợ Khau Vai, còn gọi là chợ Phong Lưu, có từ gần 100 năm nay. Mỗi năm một lần, chợ họp tại xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc. Chợ tình Khau Vai bắt nguồn từ câu chuyện tình yêu éo le của chàng Ba (người Nùng), cô Út (người Giáy). Họ yêu nhưng không đến được với nhau do khác biệt về dân tộc, tập quán. Hiện nay, chợ tình Khau Vai chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27/3 Âm lịch. Theo truyền thuyết, đó là ngày mà chàng Ba và cô Út hẹn gặp nhau để hát cho nhau nghe.
Theo Cổng thông tin điện tử Hà Giang, dinh thự họ Vương được khởi công xây dựng năm 1019, hoàn thành 10 năm sau đó với tổng kinh phí lên đến 150.000 đồng bạc trắng (khoảng 150 tỷ đồng hiện nay). Dinh này được mệnh danh “viên ngọc xanh giữa cao nguyên”. Năm 1993, dinh thự họ Vương được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia..
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing