Magma xì khỏi lớp phủ Trái Đất, sủi bọt bên dưới Đức - Czech?
Ngôi chùa 700 năm tuổi ở miền Bắc được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, có 32 ngôi tháp cổ / Chuyện Hoàng đế nhà Thanh hưởng thụ cuộc sống: Đi vệ sinh cần 6 người hầu
Gọi các trận động đất ở Vogtland là kỳ lạ bởi khu vực này không nằm trên ranh giới của bất kỳ mảng kiến tạo nào. Mảng kiến tạo có thể hiểu là các mảnh vỏ của Trái Đất, liên tục dịch chuyển và hay gây ra hoạt động địa chất như động đất, núi lửa ở rìa mỗi mảng.
Để lý giải hiện tượng này, nhóm khoa học gia đẫn dầu bởi TS Torsten Dahm, nhà địa vật lý tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất GFZ Đức, đã triển khai một mạng lưới máy đo địa chấn mới trong khu vực.
Từ đó, họ chỉ ra một cơ chế bất ngờ có thể là nguyên nhân của động đất.
Những máy đo địa chấn này đã ghi lại một loạt động đất vào cuối tháng 3 vừa qua, không hề giống các loạt động đất khác trong khu vực.
Cụ thể, tâm chấn của các trận động đất trong loạt này dường như đã trôi về phía Bắc 15 km so với các loạt động đất trước đó, cho thấy thay vì xảy ra trên một trục đứt gãy thẳng đứng, các loạt động đất ở đầy dường như liên quan đến một cấu trúc nằm ngang.
Điều này cho thấy tình hình địa chấn phức tạp dưới khu vực đẹp như tranh vẽ với những ngọn đồi nhấp nhô và đồng cỏ xanh tươi này.
Nói vớiLive Science,TS Dahm cho biết lý do xảy ra động đất trong khu vực vẫn chưa rõ ràng nhưng rất có thể, chúng là kết quả của khí CO2sủi bọt từ chất lỏng magma ở độ sâu khoảng 50 km.
Tuy vậy, không có núi lửa nào đang hoạt động trong khu vực và có rất ít bằng chứng về hoạt động núi lửa thời cổ đại.
Có một kịch bản có thể lý giải cho điều này: Trong một sự kiện hiếm gặp, magma ở lớp phủ bên dưới khu vực đã bị xì ra, thoát lên trên lớp vỏ.
Lực nén trong lớp vỏ có thể sẽ giữ cho những magma này không phun trào, nhưng chúng có thể tích tụ trong lớp vỏ theo thời gian.
Điều này dẫn đến hai khả năng. Một là trong hàng chục đến hàng trăm ngàn năm tới, sẽ có các núi lửa mới phát triển trong khu vực.
Hai là một kịch bản ôn hòa hơn: Chúng chỉ đơn giản là nằm mắc kẹt ở đó, di chuyển và gây ra các trận động đất nhẹ.
Phát hiện gợi ý về hiện tượng magma xì ra từ lớp phủ cũng có thể giúp lý giải các trận động đất kỳ lạ ở một số nơi khác trên thế giới.
Lớp phủ vốn là lớp ngay bên dưới lớp vỏ trong cấu trúc Trái Đất, nơi diễn ra nhiều hoạt động địa vật lý - địa hóa học phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển của hành tinh và mọi thứ tồn tại trên bề mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…