Khám phá

Mãnh tướng Tam Quốc: Dẫn 800 địch 100.000, Quan Vũ nể phục

Đại tướng Trương Liêu vang danh sử sách với trận 800 lính phá vòng vây 10 vạn.

Top 4 vị tướng giỏi nhất thời Tam Quốc: Tôn Kiên chót bảng, Quan Vũ chỉ xếp thứ 3, vậy ai đứng đầu? / Những sự thật gây ‘sốc’ về Gia Cát Lượng và Chu Du - đại quân sư tài giỏi nhất thời Tam Quốc

"Trăm quân dễ kiếm, một tướng khó tìm", các nhân vật võ tướng trong Tam Quốc là những người có sức địch muôn người, kỹ nghệ tinh xảo... Hãy cùng tìm hiểu về một số võ tướng có khả năng võ thuật cao thủ, bên cạnh những Quan Vũ, Trương Phi đã được nhiều người biết tới.

Trương Liêu vị Đại tướng dùng giáo giỏi, đồng hương với Quan Vân Trường

Trương Liêu(169 – 222), tự là Văn Viễn, người huyện Mã Ấp, Nhạn Môn, nay thuộc thành phố Sóc Châu, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tổ tiên của ông vốn mang họ Nhiếp, là phú hộ ở Mã Ấp, vì tránh kẻ thù nên đổi sang họ Trương.

Mãnh tướng Tam Quốc: Dẫn 800 địch 100.000, Quan Vũ nể phục - 1

Phác họa về Trương Liêu trong trận đánh quân Ngô tại bến Tiêu Diêu

Thời trẻ tuổi, Trương Liêu chỉ là lính. Ông từng phò tá Đinh Nguyên, đi theo Đồng Trác, Lã Bố rồi cuối cùng mới tới "bến đỗ" Tào Tháo vào năm 198 khi Lã Bố bị chính Tào Tháo đánh bại và giết chết ở Hạ Bì.

Ông là danh tướng nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc và là một trong những vị tướng giỏi nhất thời Tam Quốc, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và mang nhiều thắng lợi vẻ vang cho quân Tào.

Cùng với Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp và Từ Hoảng, Trương Liêu được xếp vào hàng "Ngũ hổ tướng nhà Ngụy". Sử sách ghi lại, Trương Liêu là một trong những mãnh tướng dùng giáo giỏi nhất Tam Quốc.

Theo "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Quan Vân Trường có quan hệ với 2 danh tướng nhà Ngụy là Trương Liêu và Từ Hoảng bởi cả ba đều sinh ra tại Sơn Tây, thuộc nhóm kỵ binh Tinh Châu nổi tiếng. Đội kỵ binh tới từ Tinh Châu gia nhập các thế lực khác nhau thời Tam Quốc, mỗi cá nhân đều có khả năng thực chiến rất cao.

Đều sinh ra tại Sơn Tây và cùng là những danh tướng, bởi vậy dù không chung một chủ nhưng Quan Công rất coi trọng tài năng của Từ Hoảng và Trương Liêu. Họ là đối thủ nhưng cùng là những võ tướng và trên hết tất cả họ là đồng hương thân tình. Dù đánh nhau trên chiến trường, nhưng họ vẫn coi nhau là bạn.

 

Trận chiến bến Tiêu Diêu với Tôn Quyền, lẫy lừng tên tuổi Trương Liêu

Người ta vẫn nhắc tới 4 trận chiến nổi bật nhất thời Tam Quốc là: Hổ Lao Quan, Quan Độ, Xích Bích và Di Lăng. Khi số lượng quân số mỗi bên đạt tới 70 vạn người, lúc giao chiến lượng quân số có thể chênh lệch một bên 10 một bên 1 tuy nhiên những sự chênh lệch ấy vẫn chưa là gì so với trận chiến ở bến Tiêu Diêu, Trương Liêu dẫn 800 lính đánh 10 vạn quân của Tôn Quyền.

Tháng 8 năm 215, Tôn Quyền thống lĩnh 100.000 quân bao vây Hợp Phì, hòng tiêu diệt 7000 quân Tào Ngụy. Thời điểm này Tào Tháo đang đem quân đi xa nên không thể ứng cứu. Trương Liêu rơi vào thế nguy hiểm cơ hội sống là rất mong manh khi lực lượng hai quân quá chênh lệch.

Vì có hiềm khích với Lý Điển nên Trương Liêu chọn 800 binh sĩ tinh nhuệ, giết trâu mở tiệc khao thưởng binh sĩ trước khi đi nghênh chiến 100.000 nghìn đại quân Đông Ngô: “Trương Liêu mặc giáp tiên phong, dũng mãnh vô cùng; lao vào đánh chớp nhoáng, trong chốc lát đã giết 2 tướng, và mấy chục quân lính của Đông Ngô”. Trương Liêu hùng hổ vỗ ngực hô to: “Trương Liêu ở đây!”

Bị tập kích bất ngờ khiến Tôn Quyền và quân lính hoảng loạn, bối rối đưa quân về gò đất nhỏ để thủ. Trương Liêu thách thức Tôn Quyền xuống quyết chiến nhưng Tôn Quyền vẫn chưa hoàn hồn không lên tiếng.

 

Khi thấy quân của Trương Liêu quá ít, Tôn Quyền ra lệnh bao vây đánh Trương Liêu nhưng tướng nhà Tào Ngụy đã dũng mãnh dùng giáo phá vòng vây thoát ra ngoài. Khi thấy quân sĩ vẫn chưa thoát, Trương Liêu quay trở lại tiếp tục đánh phá vòng vây cứu quân lính.

Quân Tôn Quyền tuy đông nhưng trước những mũi giáo sắc nhọn của Trương Liêu đã phải lùi bước, cuối cùng Trương Liêu và quân lính rút về Hợp Phì an toàn. Tôn Quyền quyết tập hợp toàn quân tiến vào bao vây thành Hợp Phì nhưng thành rất kiên cố không vào được.

Nhiều ngày không công được thành, quân Tôn Quyền mắc phải dịch bệnh, tâm lý chán nản nên Tôn Quyền quyết định rút quân theo từng tốp. Khi Tôn Quyền rút quân, Trương Liêu đứng trên cổng thành quan sát thấy rõ, liền lên kế hoạch tập kích.

Khi Tôn Quyền về đến Tiêu Diêu, Trương Liêu sai người phá cầu Tiêu Diêu và dẫn kỵ binh tập kích từ hai hướng đánh kẹp. Quân Đông Ngô khốn đốn vì bị đánh bất ngờ, Tôn Quyền cũng chạy rút quân. Khi đến cầu Tiêu Diêu cũng bị phá, Tôn Quyền không thể chạy tiếp được, các tướng mách nước Tôn Quyền rằng hãy lui ngựa lại lấy đà phi nước đại thì có thể may mắn sang được sông. Quyền đành liều làm thử và thành công, may mắn thoát nạn.

Trận Trương Liêu với 800 quân dẹp đại quân 10 vạn quân Ngô vẫn vang danh lịch sử, trận đánh khiến tên tuổi của Trương Liêu bay xa ngang hàng với các Đại tướng giỏi nhất thời Tam Quốc.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm