Khám phá

Mặt trời sẽ 'chết' như thế nào và thảm cảnh của Trái đất?

Theo nhận định của các nhà khoa học học, rất có thể Mặt trời sẽ hủy diệt Trái đất sớm hơn những gì con người nghĩ.

Tê giác khổng lồ được khai quật ở Trung Quốc là một trong những loài động vật có vú lớn nhất từng sống trên Trái Đất / "Vết sẹo" 2 tỷ năm tuổi trên Trái Đất: "Bằng chứng thép" cho cuộc chạm trán ngoài hành tinh

Theo các nhà khoa học, dù Trái đất có thể thoát khỏi các vụ va chạm thiên thạch, hoặc giả thuyết về cuộc tấn công của người ngoài hành tinh, hay một cuộc đụng độ hạt nhân thì chắc chắn rằng Trái đất không thể thoát khỏi sự hủy diệt của Mặt trời. Chỉ có điều thời điểm đó là khi nào?

Hiện nay Mặt trời vẫn đang tồn tại bằng cách đốt các nguyên tử hydro thành các nguyên tử helium trong lõi của nó. Trong thực tế, nó sẽ đốt cháy tới 600 triệu tấn hydro mỗi giây. Và khi lõi của Mặt trời trở nên bão hòa với heli này, nó co lại, làm cho các phản ứng hạt nhân tăng tốc - điều đó có nghĩa là Mặt trời sẽ tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Trên thực tế, trong hàng tỷ năm ánh Mặt trời tiêu hao hydro, nó sẽ sáng hơn khoảng 10%. Và trong khi 10% có vẻ không nhiều nhưng sự khác biệt đó có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho hành tinh của chúng ta.

 Khi Mặt trời 'chết' thì Trái đất cũng sẽ kết thúc
Khi Mặt trời 'chết' thì Trái đất cũng sẽ kết thúc

Ông Jillian Scudder, một nhà thiên văn học tại Đại học Sussex, cho hay: "Những tiên đoán chính xác cho việc điều gì sẽ xảy ra với Trái đất khi Mặt Trời sáng lên trong những năm tiếp theo là khá không chắc chắn. Nhưng theo quan điểm chung là nhiệt độ ngày càng tăng từ ánh Mặt trời sẽ làm cho nước bốc hơi trên bề mặt nhiều hơn và được giữ trong bầu khí quyển. Nước sau đó hoạt động như một khí nhà kính, có thể hấp thụ nhiệt nhiều hơn làm tăng tốc độ bốc hơi”

Ông cho biết thêm: “Trước khi Mặt trời sử dụng hết hiđrô, ánh sáng năng lượng cao của nó sẽ bắn phá bầu khí quyển của chúng ta và phân tách các phân tử ra và cho phép nước mất đi dưới dạng hydro và oxy, cuối cùng là làm thoát hết nước của đất”

Và không chỉ dừng lại ở đó. Tăng 10% độ sáng mỗi tỷ năm có nghĩa là 3,5 tỷ năm sau, Mặt trời sẽ tăng gần 40% độ sáng, nó sẽ đun sôi đại dương, làm tan chảy các mũ băng, và lấy đi tất cả hơi nước từ khí quyển. Khi đó hành tinh của chúng ta sẽ trở nên nóng bỏng, khô cằn và không có sự sống như sao Kim. Và khi thời gian trôi qua liên tục như thế, tình hình sẽ chỉ trở nên ngày càng ảm đạm hơn.

Tất cả mọi thứ tốt đẹp đều kết thúc. Và một ngày nào đó, khoảng 4 tỷ năm hay 5 tỷ năm nữa, Mặt trời sẽ đốt cháy những nguyên tử hydro cuối cùng và bắt đầu đốt nhiên liệu heli.

Ông Scudder nói: "Một khi hydro đã ngừng đốt cháy trong lõi Mặt trời, nó chính thức lệch khỏi quỹ đạo chính và có thể được coi là một quả cầu khổng lồ đỏ. Nó sẽ mất khoảng một tỷ năm để mở rộng và đốt cháy toàn bộ helium trong lõi của nó, với một vỏ bọc bao quanh, nơi hydro vẫn có thể hợp nhất với heli."

Khi Mặt trời rụng các lớp bên ngoài, khối lượng của nó sẽ giảm, nới lỏng lực hấp dẫn của nó trên tất cả các hành tinh. Vì vậy, tất cả các hành tinh quay quanh Mặt trời sẽ trôi đi xa hơn một chút.Còn khi Mặt trời trở thành một quả cầu khổng lồ đỏ, lõi của nó sẽ trở nên cực kỳ nóng và dày đặc trong khi lớp ngoài của nó mở rộng ... rất nhiều.

Khi đó, bầu khí quyển của nó sẽ vươn ra quỹ đạo của sao Hỏa, mà nuốt Sao Thủy và Sao Kim. Một khi Mặt trời đã đốt hết toàn bộ kho dự trữ nhiên liệu của nó, nó sẽ trở nên không ổn định và bắt đầu rung chuyển.Với mỗi rung chuyển như thế, Mặt trời sẽ rũ bỏ vài lớp khí quyển bên ngoài của nó cho đến khi tất cả những gì còn lại là một lõi nóng, nặng, bao quanh bởi một tinh vân hành tinh.

Với mỗi ngày trôi qua, lõi này, được gọi là vật thể lùn trắng, sẽ mát mẻ và biến mất một cách vô vọng, như thể nó chưa bao giờ chứa một hành tinh sống động nhất trong khung cảnh của vũ trụ.

Để nhận định Mặt trời đã tồn tại được bao nhiêu thời gian các nhà khoa học đãquan sát sự tiến hóa của sao L2 Puppis. Sao này cách trái đất 208 năm ánh sáng. Theo thuật ngữ thiên văn học, khoảng cách này khá gần. Các nhà nghiên cứu đã dùng kính viễn vọng radio ALMA. Kính viễn vọng khổng lồ ALMA có đường kính 16km được tạo thành từ 66 ăng ten radio.

Ward Homan ở Viện thiên văn học KU Leuven nói, qua nghiên cứu các nhà khoa học đãphát hiện thấy L2 Puppis đã được 10 tỷ năm tuổi. Cách đây 5 tỷ năm, ngôi sao này với Mặt trời của chúng ta hiện giờ giống như anh em song sinh. Vì thế, L2 Puppis sẽ là điểm mấu chốt để trả lời cho câu hỏi chúng ta đang tìm kiếm".

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm