Mẻ lưới nặng trịch không thể kéo lên: Ngư dân bất ngờ nhận ra thứ mắc vào lưới không phải cá mà 'thần vật'
Trả lại cổ vật đánh cắp vì sợ gặp xui xẻo / Ai Cập công bố phát hiện nhiều cổ vật niên đại 2.500 tuổi
Nền văn hóa kỹ thuật đồ đồng của Trung Quốc (từ khoảng năm 2.000 TCN) đã trở thành một trong những nền văn minh cổ phát triển nhất trong lịch sử loài người. Trải qua hơn 3.000 năm "bãi bể nương dâu", dấu tích còn lại của nền văn hóa này đã gần như bị thời gian xóa sạch, chỉ có thể tái hiện khi những "nhân chứng lịch sử" tình cờ được tìm lại.
Vào một ngày bình thường năm 1957, tại huyện Phụ Nam, tỉnh An Huy, ngư dân Đồ Đĩnh Lan mang theo đồ nghề của mình ra sông giăng lưới đánh cá. Tuy nhiên, khi kéo lưới lên, anh lại phát hiện có gì đó bất ổn. Mẻ lưới này quá nặng, kéo một lúc lâu cũng không thể kéo lên được.
Theo kinh nghiệm của bản thân, người ngư dân tin con sông này không thể có nhiều cá lớn đến vậy, anh vội xuống nước để xem xét. Quả nhiên, thứ mắc trên lưới anh không phải là cá mà là một đồ vật kim loại gì đó rất lớn. Khi đưa vật này lên bờ và xem xét cẩn thận, anh phát hiện đây là chiếc bình cổ lớn bằng cái đầu người, bên trên chạm khắc rồng hổ tinh xảo.
Khi có thông tin về chiếc bình, các chuyên gia khảo cổ đã lập tức đến An Huy để tìm hiểu. Họ cũng không thể ngờ được chuyến đi này đã mang lại thu hoạch vô cùng có giá trị.
Bình đồng Long hổ
Chiếc bình này được đặt tên là bình Long hổ, có xuất xứ từ thời nhà Thương của Trung Quốc cách đây hơn 3.000 năm. Dù đã bị chôn vùi trong dòng chảy lịch sử cả ngàn năm như vậy, chiếc bình vẫn giữ được gần như hoàn toàn hình dáng, đường nét và màu sắc như ban đầu.
Bình có hoa văn rồng và hổ tinh xảo, cao 50,5 cm, đường kính thân 44,9 cm, đường kính chân 24 cm, nặng 26,2 kg.
Miệng bình hình tròn tượng trưng cho trời, trên vai là loài rồng uy nghiêm đang tung người bay lượn trên không; bụng bình phình ra tượng trưng cho đất. Thần hổ ôm trọn bụng bình, nhe răng múa vuốt bảo vệ lãnh thổ với tư thế oai hùng bất khả xâm phạm.
Chiếc bình đã truyền tải rất nhiều thông tin cho người đương thời về tín ngưỡng và quan niệm về thần linh của tổ tiên.
Dưới góc độ nghệ thuật, bình Long hổ là một tác phẩm nghệ thuật thủ công mỹ nghệ vô cùng tinh tế. Hơn thế, nó còn chứng tỏ tay nghề đáng kinh ngạc của các nghệ nhân thời bấy giờ. Bình có cấu trúc tích hợp giữa chạm khắc phẳng, phù điêu và chạm nổi trên trên thân, độ dày của vách được khống chế không đồng đều có chủ đích.
Tất cả những đặc điểm này đã thể hiện kỹ thuật đúc đồng ấn tượng và độc đáo của nhà Thương. Thậm chí công nghệ đúc hiện đại như ngày nay cũng khó mà đạt được.
Trong thời kỳ đầu được mang về trưng bày tại Bảo tàng An Huy, chiếc bình đã thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng, thậm chí là các chính trị gia nổi tiếng thời bấy giờ.
Ngày 17/9/1958, chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bấy giờ là Mao Trạch Đông đã đích thân đến Bảo tàng An Huy thăm quan triển lãm các di vật văn hóa cổ, đặc biệt là chiếc bình đồng Long hổ.
Tháng 1/1960, Đặng Tiểu Bình - lãnh đạo tối cao của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến năm 1992 cũng đã đi thị sát tại Bảo tàng An Huy để chiêm ngưỡng bảo vật cấp quốc gia này. Hiện nay, chiếc bình đồng Long Hổ đang nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách